Đóng BHXH bao nhiêu năm để nhận được lương hưu cao nhất?

Sự kiện: Tin ngắn

Mức đóng BHXH càng cao, thời gian đóng càng dài thì mức hưởng lương hưu sẽ cao hơn.

Chế độ hưu trí là một trong những chế độ dành cho người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Lương hưu có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động và khoản lương hưu sẽ giúp người lao động khi hết tuổi lao động có nguồn thu nhập trang trải cuộc sống, trả chi phí cho các nhu cầu sinh hoạt.

Về nguyên tắc, mức lương hưu được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH. Theo đó, mức đóng BHXH càng cao, thời gian đóng càng dài thì mức hưởng lương hưu sẽ cao hơn.

Điều kiện nhận lương hưu

Tại Điều 73 Luật BHXH 2014 (sửa đổi tại khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) quy định người lao động để được hưởng lương hưu phải đáp ứng hai điều kiện.

Thứ nhất, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.

Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi ba tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi bốn tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm ba tháng đối với lao động nam và bốn tháng đối với lao động nữ.

Tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường của năm 2024 là 61 tuổi với lao động nam và 56 tuổi bốn tháng đối với với lao động nữ.

Thứ hai, NLĐ tham gia đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Đối với trường hợp đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định trên nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Mức lương hưu hằng tháng

Tại Điều 56 và Điều 74 Luật BHXH năm 2014 quy định mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng BHXH bắt buộc được tính theo công thức sau đây:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó, tỉ lệ hưởng lương hưu đối với NLĐ nam: Tham gia BHXH đủ 20 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.

Tương ứng với số năm đóng BHXH nhất định thì tỷ lệ hưởng của mỗi người lao động sẽ là khác nhau.

Với cách tính trên, lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng BHXH ít nhất 35 năm.

Tỉ lệ hưởng lương hưu đối với NLĐ nữ: Thời gian đóng BHXH đủ 15 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.

Trong năm 2024, lao động nữ phải đóng BHXH ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa.

Lương hưu sẽ được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất mức đóng bảo hiểm thất nghiệp linh hoạt, lao động và doanh nghiệp tối đa 1% thay vì cố định mỗi bên 1% như hiện nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VÕ HÀ ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN