Điều kiện nào để Việt Nam công bố hết dịch COVID-19?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Nếu muốn công bố hết dịch cần phải chuyển COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B, tuy nhiên đây vẫn là bệnh đặc thù và WHO chưa công bố kết thúc đại dịch COVID-19

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Y tế phối hợp các bộ, ngành liên quan chuẩn bị hồ sơ theo quy định để chuyển dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch COVID-19.

PGS-TS Trần Đắc Phu

PGS-TS Trần Đắc Phu

Trao đổi với phóng viên, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho biết việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu là cơ sở để Việt Nam xem xét, đánh giá nguy cơ, mức độ dịch COVID-19 để có thể đưa ra những thích ứng trong tình hình mới.

Về việc công bố hết dịch, PGS Trần Đắc Phu cho rằng cần xem xét cả các điều kiện về chuyên môn như: Nguy cơ bùng phát dịch COVID-19, virus biến chủng có gây nguy hiểm và số ca mắc có gia tăng bất thường không?…

Ngoài ra, phải căn cứ vào các điều kiện pháp lý dựa trên quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định về quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm hiện hành của Chính phủ.

"Nếu muốn công bố hết dịch cần chuyển COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B. Tuy nhiên, chúng ta phải thấy rõ là mặc dù nếu có xếp COVID-19 ở nhóm B cùng với các bệnh truyền nhiễm khác thì COVID-19 vẫn phải là bệnh có tính đặc thù vì WHO vẫn chưa công bố kết thúc đại dịch COVID-19" - PGS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Nhu cầu vắc-xin phòng COVID-19 đến hết năm 2023

Nhu cầu vắc-xin phòng COVID-19 đến hết năm 2023

Cũng theo chuyên gia này, WHO tiếp tục khuyến cáo các quốc gia cần thận trọng và chuyển từ việc phòng, chống dịch khẩn cấp sang chiến lược kiểm soát dịch dịch bền vững, lâu dài. Do đó, Việt Nam cần có chính sách, kế hoạch phòng, chống dịch để không bất ngờ mà vẫn kiểm soát được dịch trong mọi tình huống.

Liên quan đến việc tiêm vắc-xin COVID-19, PGS Phu cho rằng việc tiêm chủng vắc-xin cần ưu tiên bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương… Bộ Y tế và cơ quan chức năng cần có kế hoạch tiêm vắc-xin COVID-19, trong đó nêu rõ đối tượng nào cần tiêm vắc-xin bắt buộc, tiêm theo khuyến cáo, đối tượng tiêm phải trả phí và lịch tiêm cụ thể.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện đã hoàn thành tiêm chủng liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên. Trong năm 2023 cần tiếp tục triển khai tiêm cho các đối tượng mới đến độ tuổi tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 và tiêm các mũi nhắc lại.

Tại thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi; chưa khuyến cáo tiêm liều nhắc lại lần thứ 3 (mũi 5) vắc-xin phòng COVID-19 và nhắc lại hàng năm. Việc tiêm vắc-xin COVID-19 sẽ tập trung vào các đối tượng có nguy cơ cao.

Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đến ngày 25-4, cả nước còn khoảng 2,8 triệu liều vắc-xin chưa sử dụng tại tất cả các tuyến.

Nguồn: [Link nguồn]

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế xem xét công bố hết dịch COVID-19

Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ để chuyển dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo N.Dung ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN