Đề xuất giáo viên hưởng mức lương cao nhất, miễn học phí THCS

Sự kiện: Tin nóng Thời sự

Lương giáo viên được xếp cao nhất; học sinh THCS được miễn học phí; một chương trình, nhiều sách giáo khoa... là thay đổi quan trọng trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành vừa được trình Chính phủ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành với nhiều thay đổi quan trọng

Lương giáo viên được xếp cao nhất

Theo dự thảo,"Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ".

Theo nhận định của Bộ GD-ĐT, nhiều ý kiến cho rằng hiện nay nhìn chung lương của nhà giáo còn thấp, đặc biệt là nhà giáo ở bậc giáo dục mầm non, phổ thông.

Vì vậy, cần phải có cơ chế, chính sách tháo gỡ vấn đề này và cần thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Nghị quyết số 29-NQ/TW vào Luật giáo dục. Cụ thể, theo Bộ GD-ĐT, việc sửa đổi, bổ sung Điều 81 về tiền lương của nhà giáo, nhằm thể chế hóa khoản 6 mục 3 phần B Nghị quyết 29 trong việc xác định lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Việc đánh giá tác động đối với chính sách này đã được thực hiện khi Bộ GD-ĐT trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề còn có ý kiến khác nhau nên Bộ GD-ĐT muốn xin ý kiến của Chính phủ.

Đề xuất giáo viên hưởng mức lương cao nhất, miễn học phí THCS - 1

Giáo viên ở huyện vùng cao Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi

Học sinh THCS được miễn học phí

Cũng theo dự thảo này, có thể mở rộng đối tượng không phải đóng học phí khi bổ sung quy định miễn học phí tới cấp THCS ở trường công lập.

Bộ GD-ĐT cũng đề xuất mức thu học phí được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, Chính phủ quy định cơ chế thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập được nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên thuộc trung ương quản lý. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND cùng cấp.

Cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.

Một chương trình, nhiều sách giáo khoa

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung điều 29 trong Luật GD trước đây về chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa, đưa vào nội dung "một chương trình nhiều sách giáo khoa".

Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông là thống nhất trong cả nước và việc tổ chức thực hiện đảm bảo tính linh hoạt. Đồng thời có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Bộ GD-ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông.

Giữ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Dự thảo mới vẫn giữ nguyên Điều 31 trong Luật GD 2005 quy định về Xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học và cấp văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Theo đó, tại khoản 3 của điều này, học sinh học hết chương trình trung học phổ thông có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì được dự thi (tốt nghiệp THPT) và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc sở GD-ĐT cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Tranh luận kịch liệt vụ lương hưu cô giáo chỉ 1,3 triệu

Sáng 31-10, tại phiên thảo luận về kinh tế-xã hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi đã tranh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Yên Anh (Người lao động)
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN