Đầu năm, Thứ trưởng xắn quần đi cày
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường xắn quần, đi chân đất cày ruộng trên cánh đồng Đọi Sơn (Hà Nam).
Sáng 14.2 (mùng 7 Tết), tại xã Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam đã diễn ra lễ hội Tịch điền, đây là lễ hội xuống đồng cày ruộng, cầu cho một năm mưa thuận gió hoà mùa màng bội thu.
Theo các tài liệu lịch sử, mùa Xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, mở ra một trang sử mới cho nền nông nghiệp Việt Nam. Kể từ đó, Lễ hội Tịch điền trở thành một mỹ tục được các triều đại về sau thực hiện một cách thành kính, trang trọng.
Những con trâu khoẻ đẹp nhất vùng Đọi Sơn được tuyển chọn để các hoạ sĩ vẽ trang trí từ chiều hôm trước
Từ sáng sớm, hàng ngàn người dân đã đổ về cánh đồng dưới chân núi Đọi để xem hội.
Lễ rước linh vị của vua Lê Đại Hành từ chùa Đọi xuống khu hành lễ
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, cùng các lãnh đạo Trung ương và địa phương dâng hương trước bài vị vua Lê Đại Hành
Bộ quần áo và mặt nạ hoá trang vua Lê Đại Hành được đặt trang trong trên bàn thờ trước giờ hành lễ.
Một cụ cao niên của xã Đọi Sơn được chọn để khoác long bào, đeo mặt nạ nhập “linh khí” của vua Lê Đại Hành.
Tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành cày Tịch điền
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cùng các lãnh đạo địa phương xắn quần, đi chân đất cày Tịch điền
Các thiếu nữ theo sau những luống cày gieo hạt ngũ cốc với nghĩa cầu mong một mùa màng bội thu
Khung cảnh nhộn nhịp của lễ hội Tịch điền
Lễ hội Tịch điền là một trong những lễ xuống đồng lớn nhất miền Bắc dịp đầu xuân, nhắc lại truyền thống của nền nông nghiệp nước nhà.