Dân vùng lũ có cần siêu xe, ở khách sạn 5 sao?

“Trong lúc thiên tai, tất cả sự đóng góp, chia sẻ với người dân đều đáng quý. Dù doanh nghiệp có thêm mục đích gì, mọi hoạt động nhân đạo đều xứng đáng được biểu dương ”, Trưởng ban Phòng ngừa và ứng phó thảm họa, Hội chữ thập đỏ Việt Nam nói.

Những trận mưa lớn liên tục trút xuống miền Bắc trong hơn 1 tuần qua khiến nhiều tỉnh bị lụt lội nghiêm trọng. Đặc biệt, tại Quảng Ninh đã có 23 người chết và mất tích, thiệt hại ước tính trên 2.000 tỷ đổng. Hàng trăm tổ chức, cá nhân tham gia cứu trợ, ủng hộ đồng bào vùng lũ.

Dân vùng lũ có cần siêu xe, ở khách sạn 5 sao? - 1

Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Ninh (Ảnh: Hoàng Anh Tuấn)

Gần đây, dư luận xôn xao về việc ông Đào Hồng Tuyển, người được mệnh danh là “chúa đảo Tuần Châu” tình nguyện bán đấu giá siêu xe Rolls-Royce Phantom ủng hộ bà con vùng lũ. Ông còn thông báo sẵn sàng cho bà con ăn ở miễn phí trong các khách sạn 4-5 sao ở đảo Tuần Châu.

Nhiều người cho rằng hành động của vị “chúa đảo” thể hiện tấm lòng thiện nguyện, chia sẻ khó khăn với đồng bào. Nhưng bên cạnh đó có một số ý kiến nhận xét đó là một cách quảng cáo danh tiếng bản thân hơn là giúp đỡ thực tế cho người dân vùng lũ. 

Quanh vấn đề này, ông Trần Quốc Hùng, Trưởng ban Phòng ngừa và ứng phó thảm họa, Hội Chữ thập đỏ VN cho rằng dư luận không nên đánh giá quá khắt khe việc làm từ thiện của các doanh nghiệp.

“Trong lúc thiên tai, tất cả sự đóng góp, chia sẻ với đồng bào đều đáng quý. Dù doanh nghiệp có thêm mục đích gì, mọi hoạt động nhân đạo đều xứng đáng được biểu dương. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc để làm từ thiện sao cho thiết thực nhất”, ông Hùng nói. 

Dân vùng lũ có cần siêu xe, ở khách sạn 5 sao? - 2

Khi lũ lụt xảy ra, những thứ người dân cần nhất là nước sạch, lương thực, chỗ ở, quần áo và y tế (Ảnh: Hoàng Anh Tuấn)

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia cứu trợ trực tiếp, ông Hùng cho biết, khi lũ lụt xảy ra, những thứ người dân cần nhất là nước sạch, lương thực, chỗ ở, quần áo và y tế. Họ cần được đáp ứng nhu cầu tối thiểu giúp chống chọi lại với thời tiết, bảo đảm sức khỏe, sau đó mới đến tiền mặt để chủ động mua sắm.

Tiền mặt được đánh giá nhanh nhạy, thiết thực, nhưng người ủng hộ thường e ngại tiền sẽ thất thoát trên đường đến tay người dân. Chính vì vậy, nhiều người chọn cách trao hiện vật. Cứu trợ tốt nhất nên kết hợp cả hai hình thức tiền và vật phẩm.

“Năm 2010, sau trận lũ lụt miền Trung, chúng tôi thực sự khó xử khi trụ sở của Hội chất đầy quần áo cũ. Lọc ra trong đó lẫn quần áo cũ rách, cả bơm kim tiêm, váy đầm, thậm chí cả đồ lót phụ nữ. Tấm lòng hảo tâm và giá trị của món đồ không thể đem ra đong đếm. Người làm từ thiện nên đóng góp hiện vật là những thứ thực sự hữu ích với bà con”, ông Hùng chia sẻ. 

Được biết, đợt mưa lũ vừa qua, Trung ương Hội Chữ thập đỏ VN đã trực tiếp hỗ trợ các gia đình vùng lũ gần 700 thùng hàng gia đình (mỗi thùng trị giá 500 ngàn đồng), và 360 triệu đồng tiền mặt.

Theo tiêu chuẩn tối thiểu trong cứu trợ nhân đạo quốc tế (Sphere), hoạt động cứu trợ phải đáp ứng được những nhu cầu của người dân gồm cung cấp nước sạch, lương thực, chỗ ở, các mặt hàng phi lương thực và hỗ trợ y tế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tất Định ([Tên nguồn])
Quảng Ninh chìm trong mưa lũ lịch sử Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN