Đại biểu Quốc hội phản ánh khó khăn khi mua sắm vật tư y tế, Bộ Y tế lên tiếng

Sự kiện: Thời sự

Trước phản ánh của đại biểu Quốc hội Nguyễn Tri Thức về tình trạng khó khăn khi mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, Bộ Y tế đã lên tiếng.

Trước đó, thảo luận tại tổ ở Quốc hội vào sáng 22-10, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM phát biểu rằng đã hơn tám tháng qua, nhưng vẫn chưa có những thay đổi về chính sách để khắc phục khó khăn khi mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế?

Trước phản ánh của đại biểu Quốc hội, ngày 23-10, ông Lê Thành Công, Vụ phó Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, trong thời gian qua để giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các cơ sở y tế trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối hợp tích cực, chặt chẽ, Bộ Y tế đã triển khai đồng loạt nhiều giải pháp bao gồm:

Thứ nhất, đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị mà cụ thể là:

Phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng dự án Luật đấu thầu (sửa đổi), trong đó đã bổ sung các quy định mang tính đặc thù của lĩnh vực y tế như quy định cụ thể việc chỉ định thầu mua thuốc cấp cứu, sinh phẩm, linh kiện thay thế đi kèm máy; cho phép áp dụng xuất xứ để phân loại chất lượng…

Xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (hiện đang tổng hợp ý kiến góp ý của các Thành viên Chính phủ);

Tiến hành việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cấp phép lưu hành và đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế.

Phối hợp cùng Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 58 quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Cạnh đó, Bộ Y tế cũng đẩy nhanh tiến độ cấp phép lưu hành đối với thuốc và trang thiết bị y tế.

Vấn đề thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm, vật tư y tế làm "nóng" tại thảo luận tổ Quốc hội.

Vấn đề thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm, vật tư y tế làm "nóng" tại thảo luận tổ Quốc hội.

Thảo luận tổ tại Quốc hội, bác sĩ Nguyễn Tri Thức cho biết: Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, khi dùng các máy cao cấp như máy xạ trị, CT thì phải mua của các hãng độc quyền. Một bóng đèn dùng trong máy CT khoảng 3-4 tháng là hỏng, phải thay. Nhưng vì máy độc quyền của một hãng, nên khi thay bóng đèn hoặc các linh kiện kèm theo máy thì buộc phải mua đúng loại của hãng đó mới sử dụng được. Tuy nhiên, nếu ghi rõ là mua bóng đèn của hãng cụ thể, thì sẽ bị coi là vi phạm chỉ định thầu. Vì thế, gây khó khăn trong việc sửa chữa, thay thế linh kiện của máy cao cấp trong bệnh viện.

Đại diện Bộ Y tế cho biết, nội dung này đã được quy định tại Điều 22 Luật đấu thầu. Theo đó, hình thức chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;".

Như vậy, máy móc tại bệnh viện mua của hãng độc quyền, khi cần thay thế linh kiện đi theo, được áp dụng chỉ định thầu.

Về phản ánh khi đấu thầu phải tham khảo 3 báo giá. Nhưng khi mua máy cao cấp, chỉ có một hãng độc quyền thì sẽ không có các báo giá khác để tham khảo. Bộ Y tế cho rằng, theo quy định tại Thông tư số 58, khi lập và xác định giá gói thầu, các bệnh viện có thể áp dụng một trong các phương pháp này:

- Giá hàng hóa cần mua của ít nhất 3 đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau trên địa bàn để làm căn cứ xác định giá gói thầu; trong trường hợp không đủ 3 đơn vị trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 3 báo giá

- Dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm);

- Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật giá;

- Giá thị trường tại thời Điểm mua sắm được tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet;

- Giá của gói thầu mua sắm loại hàng hóa tương tự trong thời gian trước đó gần nhất, tối đa không quá 30 ngày.

“Như vậy chủ đầu tư được phép căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu trên, điều đó có nghĩa chủ đầu tư không chỉ có một sự lựa chọn duy nhất tham khảo ít nhất mà có thể kết hợp tham khảo một hoặc các tài liệu khác còn lại để xây dựng giá kế hoạch” – ông Công cho hay.

Như vậy có thể nhận thấy về cơ bản đã có đủ các quy định pháp lý để phục vụ hoạt động mua sắm, đấu thầu.

Tuy nhiên, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý như đã nêu trên, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với các đơn vị để xác định cụ thể vướng mắc ở khâu nào và từ đó cùng các đơn vị nghiên cứu, đề xuất, tổ chức triển khai các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm đạt mục tiêu phục vụ tốt nhất cho người bệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Y tế: Thiếu thuốc, vật tư y tế do tâm lý sợ sai, sợ bị thanh tra

Chiều 17/6, Bộ Y tế đã có thông tin về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế ở nhiều nơi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Loan ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN