Đã nới lỏng giãn cách, người dân từ "vùng xanh" Hà Nội có được về quê?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Khi Hà Nội đã nới lỏng giãn cách, nhiều người dân băn khoăn nếu ở "vùng xanh" có thoải mái ra khỏi Hà Nội và ngược lại.

Theo chỉ đạo mới nhất của UBND TP Hà Nội, từ 12h ngày 16/9, 19 quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng từ ngày 6/9 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20 của TP Hà Nội) được nới lỏng giãn cách xã hội, mở lại một số hoạt động kinh doanh.

Tại 19 quận, huyện "vùng xanh" này, cơ quan chức năng không kiểm soát giấy đi đường của người tham gia giao thông.

CSGT hướng dẫn người điều khiển ô tô không đủ các giấy tờ quay đầu tại chốt số 2 trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình

CSGT hướng dẫn người điều khiển ô tô không đủ các giấy tờ quay đầu tại chốt số 2 trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình

Trước sự điều chỉnh này, nhiều người dân băn khoăn: Nếu ở "vùng xanh" có được thoải mái ra khỏi Hà Nội và người từ các tỉnh, thành không áp dụng giãn cách có thể vào "vùng xanh" của Hà Nội hay không?

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, từ chiều 16/9, Hà Nội đã dỡ bỏ 39 chốt trực của Công an thành phố, không kiểm soát giấy đi đường ở vùng xanh. Tuy nhiên, 23 chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 ở cửa ngõ Thủ đô vẫn được duy trì.

Tại các chốt kiểm soát cửa ngõ này, vẫn đang áp dụng kiểm soát người ra/vào thành phố theo văn bản số 2434/UBND-KT của UBND TP Hà Nội. Theo đó, người ra và vào Hà Nội đều phải có giấy tờ tùy thân; kết quả xét nghiệm âm tính virus SARs-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày) và giấy đi đường hoặc giấy xác nhận ra/vào Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ công vụ, chống dịch…

Cụ thể, ngoài giấy tờ tùy thân và giấy xét nghiệm PCR âm tính, các trường hợp ra, vào thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia: Phải có các loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó và giấy đi đường theo mẫu.

Đối với cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú tại Hà Nội làm việc trên địa bàn tỉnh, thành phố khác khi qua chốt kiểm soát cả chiều đi lẫn chiều về đều phải xuất trình giấy xác nhận là cán bộ, công nhân, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đó và giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú tại Hà Nội theo mẫu.

Đối với người ở tỉnh, thành phố khác đưa, đón bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP; lễ tang; đi sân bay Nội Bài để công tác (kể cả người đưa đón) cần xuất trình: Giấy tờ tùy thân, giấy xét nghiệm PCR âm tính, hộ chiếu, vé máy bay.

Đối với bệnh nhân vào Hà Nội khám chữa bệnh và xuất viện ra khỏi Hà Nội: Phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện, lịch trình vào, ra; địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn thành phố.

Đối với các trường hợp người dân đi ra khỏi thành phố trước ngày 24/7/2021 (thời điểm ban hành Chỉ thị số 17) muốn quay lại Hà Nội; các trường hợp người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành khác vào Hà Nội: Cần chuẩn bị căn cước công dân, các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán; giấy xét nghiệm PCR âm tính có giá trị trong vòng 3 ngày.

Người điều khiển phương tiện lưu thông từ các tỉnh làm thủ tục qua Chốt kiểm soát số 8 trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng để vào Hà Nội

Người điều khiển phương tiện lưu thông từ các tỉnh làm thủ tục qua Chốt kiểm soát số 8 trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng để vào Hà Nội

Trung tá Nguyễn Văn Hiền, Phó Đội trưởng Đội cảnh sát đường thuỷ số 2 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) chỉ huy ca trực Chốt kiểm soát số 8 trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cho biết, các trường hợp người ra, vào Hà Nội qua chốt mà không đảm bảo giấy tờ theo qui định, đều được Tổ công tác hướng dẫn quay đầu

Tương tự, tại Chốt kiểm soát số 2 trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Thiếu tá Phùng Quang Hưng, Phó đội trưởng Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phụ trách Chốt cho hay: Hà Nội vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội tới ngày 21/9, việc nới lỏng chỉ áp dụng tại 19 quận, huyện và cũng vẫn áp dụng theo Chỉ thị 15. Do đó, các chốt kiểm soát vẫn duy trì kiểm tra như cũ cho đến khi nhận được chỉ đạo mới của thành phố.

Chiều 15/9, UBND TP Hà Nội có văn bản cho phép từ 12h ngày 16/9, các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng trong 10 ngày qua được mở lại một số hoạt động như: Văn phòng phẩm, sửa chữa xe, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về)...

Sở Y tế Hà Nội sau đó thông báo danh sách 19 quận, huyện, thị xã đáp ứng điều kiện nới lỏng giãn cách, gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa và Tây Hồ.

Sáng 16/9, Phó chủ tịch Thường trực UBND Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, người dân khi di chuyển trong 19 quận, huyện, thị xã được nới lỏng giãn cách sẽ không phải xuất trình giấy đi đường.

Tuy nhiên, ở "vùng đỏ", người dân vẫn phải tuân thủ nghiêm quy định giãn cách theo Chỉ thị 16, chỉ ra đường khi thật cần thiết.

Nguồn: [Link nguồn]

Đi xe buýt ở Hà Nội sau 21/9, hành khách cần điều kiện gì?

Hà Nội đang xây dựng bộ tiêu chí an toàn phòng, chống Covid-19 trong hoạt động vận tải bằng xe buýt sau khi thành phố nới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Huế ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN