Có thể mặt trăng là "con" của trái đất

Các nhà khoa học ở ĐH Havard (Mỹ) vừa đưa ra một lý thuyết mới: Trước đây mặt trăng là một phần của trái đất và tách ra khỏi trái đất sau vụ va chạm lớn giữa trái đất với một thiên thể khác.

Trong bài báo đăng trên tạp chí khoa học Science, nhà nghiên cứu Sarah Stewart và Matijia Cuk nói rằng giả thuyết họ đưa ra giúp giải thích tại sao các thành phần và hóa chất trên mặt trăng và trái đất tương tự nhau.

Trái đất quay với tốc độ nhanh hơn vào thời điểm mặt trăng được hình thành, và hồi đó 1 ngày chỉ kéo dài 2 – 3 tiếng đồng hồ.

Vì trái đất quay nhanh đến vậy, một vụ va chạm lớn xảy ra đã khiến vật chất tách ra từ trái đất hình thành nên mặt trăng, các nhà khoa học giải thích.

Theo lý thuyết mới, trái đất có tốc độ xoay như hiện nay là do tương tác hấp dẫn giữa quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời và quỹ đạo của mặt trăng quanh trái đất.

Các nhà khoa học cho rằng cách lý giải này khác với lý thuyết đang thịnh hành hiện nay, rằng mặt trăng được tạo ra từ vật chất của một thiên thể lớn khi va vào trái đất.Stewart là giáo sư nghiên cứu trái đất và các hành tinh tại ĐH Harvard, và Cuk là nhà thiên văn học đang công tác tại Viện nghiên cứu SETI – cơ quan chuyên nghiên cứu tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Cuk đang thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ tại ĐH Harvard.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Gia Tùng (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN