Chuyện "chết đi sống lại" của một nữ biệt động

Sự kiện: Thời sự

50 năm trước, bị dồn lên chiếc xe bít bùng, đem ra xử bắn một cách lén lút, nữ biệt động không tin mình có thể còn sống đến bây giờ.

Trong buổi trưa hội ngộ cùng những đồng đội thân thương sau 50 năm bị bắn, bà Phùng Ngọc Anh, nguyên nữ chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, vui vẻ nói: "Tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc và ấm áp khi được sum họp cùng đồng đội, đồng chí và gia đình của mình".

Hồi tưởng về những ngày xưa, bà Phùng Ngọc Anh kể rằng sau lần thủ tiêu địch bất thành vào tháng 9-1967, bà bị địch bắt và tra tấn dã man. Sau khi chiến dịch Mậu Thân 1968 nổ ra, đêm mùng 2 Tết, địch đưa tôi cùng anh Trần Văn Kiểu, chị Lê Thị Riêng và một số người khác lên một chiếc xe chạy từ Tổng nha Cảnh sát ra Chợ Lớn.

Chuyện "chết đi sống lại" của một nữ biệt động - 1

Bà Phùng Ngọc Anh (thứ 4 từ phải sang) cùng các đồng đội của mình trong ngày gặp mặt sau 50 năm bị địch xử bắn lén lút

Trên đường đi, toán lính thủ tiêu toàn bộ số người trên xe bằng cách xả súng từ phía sau như một cái cớ bị Việt cộng phục kích trên đường. Toàn bộ tù nhân trên xe đều hy sinh, duy chỉ có Ngọc Anh sống sót, bị một viên đạn găm vào đùi ngất xỉu, lúc tỉnh dậy Ngọc Anh thấy chị Lê Thị Riêng nằm đè lên che đạn thay mình. Cô chỉ kịp với lấy cây kẹp tóc trên đầu chị Lê Thị Riêng làm kỷ niệm…

Kỷ vật còn lại trong cái đêm tái sinh chính là chiếc kẹp cài tóc của bà Lê Thị Riêng vẫn được bà Phùng Ngọc Anh gìn giữ sau 50 năm.

Chuyện "chết đi sống lại" của một nữ biệt động - 2

Bà Phùng Ngọc Anh và bà Đoàn Lê Hương (con liệt sĩ Đoàn Văn Bơ) trong ngày hội ngộ

Sau khi được phát hiện vẫn còn sống, Bà Ngọc Anh lần lượt qua các nhà lao như Chí Hoà, chuồng Cọp – Côn Đảo. Ở đâu, nữ chiến sĩ biệt động can trường này cũng lạc quan, trở thành tấm gương cho các bạn tù chính trị của mình.

Đến giờ, đối với những người tù chính trị tại chuồng Cọp Côn Đảo, không chỉ là đồng chí, bà Phùng Ngọc Anh còn là người truyền lửa khi luôn đứng đầu các cuộc đấu tranh trong tù.

Với bà Phùng Ngọc Anh, chính những ngày hoạt động và những ngày tù ngục là những ngày ý nghĩa, đáng sống vì sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng của mình. Giơ bàn tay nổi tiếng khắp thế giới vì bị tra tấn của mình, bà cho biết: "Đã nửa thế kỷ trôi qua, nhưng tôi luôn nhớ mãi ngày hồi sinh của mình, khi được những người anh, người chị hy sinh cho mình được sống, để mình tiếp tục cống hiến cho cách mạng những ngày tươi đẹp nhất của tuổi xuân".

Tiểu Long Nữ khét tiếng

Chuyện "chết đi sống lại" của một nữ biệt động - 3

Cô Tiểu Long Nữ với bàn tay bị địch tra tấn

Sinh năm 1940 tại Gò Quao, Kiên Giang, bức bối vì chứng kiến cảnh đất nước chiến tranh, bà đến Sài Gòn và gia nhập Biệt động thành với nhiều chiến công diệt địch và được cảnh sát Sài gòn đặt tên là Tiểu Long Nữ với tài bắn súng bằng 2 tay.

Năm 1967, sau lần thủ tiêu địch bất thành,, Phùng Ngọc Anh bị bắt và địch đã nhúng hai bàn tay bà vào một loại hóa chất, để kiểm tra các loại vũ khí đã qua bàn tay bà. Kết quả là đôi bàn tay của "Tiểu Long nữ" cháy xèo xèo đau đớn.

Sau đó chúng đưa bà ra trước cuộc họp báo, một nhà báo Mỹ đã chụp lại và mang về Mỹ. Tấm ảnh được trưng bày trong kho lưu trữ dữ liệu chiến tranh của Mỹ. Gần 40 năm sau, một nữ sinh viên Mỹ tên Molly thực hiện đề tài "Truyền thống người phụ nữ Việt Nam" đã phát hiện ra tấm ảnh. Cô sinh viên này đã mang tấm ảnh qua nửa vòng Trái đất đến Việt Nam để gửi tặng cho bà Ngọc Anh.

Nữ biệt động và vụ gài bom máy bay Mỹ đình đám

“Chim sắt“ đã thực hiện vụ đánh bom tại sân bay Honolulu khiến nhiều cố vấn Mỹ phải khiếp vía.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Liêm (Người lao động)
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN