Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định

Người dân thường mua cá trắm từ 2 đến 3kg đem ướp gia vị, sau đó úp chậu vào đốt. Sau khoảng 7 giờ, những con cá nướng ngả màu vàng óng, thịt thơm, dai.

Hằng năm, bắt đầu từ ngày 29 tháng Chạp, người dân ở xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định lại chuẩn bị món cá nướng bày trong mâm cơm ngày Tết.

Cá trắm đem nướng từ 2-3kg

Để học bí quyết nướng cá có màu vàng óng, hương vị đậm đà, thơm mùi rơm nếp, chúng tôi đã tìm về thôn Đại Thắng 5, nơi nổi tiếng với món cá nướng úp chậu. Những ngày giáp Tết Ất Mùi 2015, gia đình nhà bà Nguyễn Thị Nhiệm (61 tuổi) ở thôn Đại Thắng 5, cũng mua 5kg cá trắm về đem nướng, bày trong mâm cơm ngày Tết.

Bà Nhiệm cho biết, gia đình nhà bà thường chọn mua cá trắm cỏ (từ 2 - 5kg), hay cá chép (từ 1 - 2 kg). Sau đó sẽ cắt cá làm đôi, làm ba (tùy theo kích cỡ của cá), rửa sạch, cho cá vào một chiếc chậu nhỏ, ướp bột canh, sả, lá mắc mật, gừng với thời gian khoảng 30 phút cho cá ngấm gia vị.

Tiếp đó, sẽ trải một lượt rơm nếp dày chừng 3cm xuống nền bếp, đặt cá lên, dùng lá chuối tươi phủ kín bề mặt cá và lấy một chiếc chậu nhôm úp lên trên cá. Khi việc chuẩn bị đã xong, sẽ phủ rơm lên thành chậu và bắt đầu đốt cá.

Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định - 1

Hằng năm, bắt đầu từ ngày 29 tháng Chạp, người dân ở xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định lại rậm rịch chuẩn bị món cá nướng bày trong mâm cơm ngày Tết. 

“Khi nướng cá phải phủ kín trấu (vỏ của hạt thóc) lên chiếc chậu để giữ nhiệt. Đặc biệt, sau khoảng 3 tiếng đốt cá phải lật mặt con cá lại để không bị cháy”, bà Nhiệm nói.

Theo bà Nhiệm, để món cá nướng có hương vị đậm đà, thịt thơm ngon khi ăn thì phải biết canh lửa, kiên trì. Nếu người nướng cá nóng vội cho lửa cháy to, cá sẽ bị chín ép, bị cháy, còn khi ít lửa, cá chín không đều, thịt thường không có mùi thơm.

“Ở thôn chúng tôi có gần 70 hộ dân thì có tới 80% nhà dân có món cá nướng bày trong mâm cơm ngày Tết”, bà nhiệm nói thêm.

Ăn cá cùng với nước mắm pha gừng

Ông Nguyễn Văn Tiến (58 tuổi) ở thôn Đại Thắng 5 cho hay, cách chế biến món cá nướng tuy đòi hỏi sự cầu kỳ, kiên trì nhưng ở thôn Đại Thắng 5, hầu hết các gia đình đều chuẩn bị một vài khúc cá cho ngày tết. Khi ăn, cá được chấm nước mắm pha gừng, vừa cay, vừa bùi, thơm mùi rơm nếp.

“Ở địa phương chúng tôi, món cá nướng đã trở thành món ăn “đặc sản”, không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Cá nướng vừa dễ ăn lại vừa ngon. Đặc biệt, người dân chúng tôi thích món cá nướng vì khi ăn không bị ngán giống như một số thực phẩm chế biến từ con ngan, gà, lợn”, ông Tiến chia sẻ.

Dịp Tết Ất Mùi 2015, gia đình ông Nguyễn Văn Hạnh (49 tuổi), ở Đại Thắng 5, xã Phương Định cũng nướng 7kg cá trắm để bày trong mâm cơm ngày Tết. Ông Hạnh nói: “Món cá nướng có từ thời cha ông của chúng tôi và lưu truyền cho đến ngày nay. Hằng năm, cứ vào những ngày giáp Tết, người dân trong thôn chúng tôi lại rậm rịch món cá nướng bày trong mâm cơm cúng ngày Tết”.

Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định - 2

Cá nướng thường là loại trắm cỏ (từ 2 - 5kg), hay cá chép (từ 1 - 2 kg) tùy theo sở thích của mỗi nhà. Năm nay, gia đình nhà ông Nguyễn Văn Tiến (58 tuổi) ở thôn Đại Thắng 5 cũng chuẩn bị 5kg cá trắm cỏ để nướng.

Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định - 3

Gia vị để nướng cùng với cá gồm có hành, sả, lá mít, lá mắc mật, đinh lăng…

Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định - 4

Bà Nguyễn Thị Nhiệm (61 tuổi) đang ướp cá cùng với gia vị

Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định - 5

  Rắc gia vị lên trên khúc cá sau đó đảo đều

Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định - 6

Lá mít cho vào giữa khúc cá để cho thịt cá được thơm hơn

Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định - 7

Chậu dùng để nướng cá

Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định - 8

Trước khi nướng người dân thường cho cuống của lá chuối đặt lên trên rơm để cá khỏi bị cháy

Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định - 9

  Cá được trải đều ra trước khi úp chậu nướng

Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định - 10

  Sau khi phủ lên một lớp rơm, người dân bắt đầu đốt lửa nướng cá

Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định - 11

  Lớp trấu được rắc lên phía trên rơm để giữ nhiệt trong quá trình nướng

Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định - 12

  Sau khoảng 3 giờ đốt cá sẽ lật mặt con cá lại để không bị cháy

Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định - 13

  Cá được nướng trong vòng 7 giờ. Khi cá nướng xong thường có màu vàng óng, thịt cá dai, thơm ngon, hương vị đậm đà

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Tết Nguyên đán 2016 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN