"Chìa khóa" nào giúp Việt Nam kiểm soát thành công dịch COVID-19?

Người dân Việt Nam từ hoang mang, hoảng loạn vì dịch COVID-19 nay đã nhanh chóng lấy lại cân bằng, trở lại trạng thái bình thường mới.

Với những bệnh nhân COVID-19 nặng, nhân viên y tế phải bón cho ăn, hoặc bơm qua ống thông dạ dày tại giường.

Với những bệnh nhân COVID-19 nặng, nhân viên y tế phải bón cho ăn, hoặc bơm qua ống thông dạ dày tại giường.

Đến ngày 10/9, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có hơn 300 ca mắc, không có ca tử vong vì dịch COVID-19 trong khi đó trên thế giới đã có hơn 7,3 triệu ca mắc trong đó có gần 413 nghìn ca tử vong.

Đặc biệt, số các trường hợp được chữa khỏi ở nước ta lên 319/332 (chiếm 96% tổng số ca bệnh).

Việt Nam đã 55 ngày không có ca mới trong cộng đồng và chỉ còn 7 ca dương tính đang điều trị tại cơ sở y tế.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch COVID-19. Người dân từ hoang mang hoảng loạn, sợ hãi đã nhanh chóng lấy lại cân bằng, trở lại trạng thái bình thường mới.

Với sự thành công này của Việt Nam, GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực, Bộ Y tế cho rằng đó là nhờ sự chỉ đạo kịp thời, sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao của nước ta, sự kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và quan điểm chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ "chống dịch như chống giặc".

Quan điểm về phương châm 4 tại chỗ: huy động con người, nguồn lực, trang thiết bị, tự lực cánh sinh và nhất quán quan điểm: ngăn chặn, cách ly, phát hiện sớm, dập dịch có hiệu quả.

Ngoài ra, việc áp dụng cách ly tập trung chưa từng có trong tiền lệ, cách ly tập trung trong diện rất rộng cũng tạo nên thành công bước đầu trong kiểm soát dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Thành công bước đầu trong kiểm soát dịch COVID-19 còn nhờ vào những bài học của SARS năm 2003 và nhiều dịch khác. Với quan điểm dự phòng là trên hết, chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế để đảm bảo sức khỏe của người dân.

Theo GS.TS. Nguyễn Thanh Long, điều then chốt nhất để Việt Nam có thành công bước đầu trong kiểm soát dịch COVID-19 như hiện nay là chúng ta đã triển khai đúng đắn kịp thời về giải pháp chống dịch, huy động toàn bộ lực lượng y tế tham gia. Ngay từ đầu đã tập hợp được những người làm công tác khoa học, công tác xét nghiệm để thực hiện việc xét nghiệm và có thể nói rằng Việt Nam là một trong 4 quốc gia khống chế được thành công dịch COVID-19.

Cũng theo GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Việt Nam là một trong số ít quốc gia sản xuất thành công sinh phẩm chẩn đoán huyết thanh học, tự chủ được sinh phẩm trong chẩn đoán PCR, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất đào tạo, tập huấn, con người để điều trị. Tất cả bệnh nhân nhiễm đều tiếp nhận điều trị, cách ly tại cơ sở y tế, kể cả bệnh nhân nặng và bệnh nhân nhẹ.

Bên cạnh đó, GS.TS.Nguyễn Thanh Long cũng không quên nhắc tới những y bác sĩ tham gia chống dịch.

“Chúng tôi rất cảm động, có nhiều tấm gương, hình ảnh trân quý của những y bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch. Có những người chấp nhận cách ly trong thời gian dài, có người giờ vẫn cách ly, có người thức đêm hôm trong phòng xét nghiệm. Có những người đối mặt với nguy hiểm nhưng vẫn hết lòng, hết sức”, ông Long chia sẻ.

GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực, Bộ Y tế. 

GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực, Bộ Y tế. 

Đánh giá về kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, TS. Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam bày tỏ ấn tượng trước các biện pháp rất nhanh, hiệu quả của Việt Nam.

“Các bạn nắm bắt thông tin rất nhanh, chia sẻ minh bạch, kịp thời, áp dụng công nghệ thông tin nhanh nhạy, hiệu quả… Tôi muốn dành thời gian phân tích, tổng hợp các bài học, kinh nghiệm phòng, chống dịch của Việt Nam để chia sẻ với cộng đồng quốc tế”.

TS. Kidong Park cảm ơn và đánh giá cao sự chủ động phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin đầy đủ của Việt Nam về mọi hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19, kể cả số liệu về số ca nhiễm bệnh, số ca điều trị khỏi và chưa có ca nào tử vong.

Tuy nhiên, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam và một số chuyên gia quốc tế đều nhấn mạnh hiện thế giới vẫn chưa có thuốc đặc hiệu, hay vắc-xin điều trị COVID19… Do vậy, dịch bệnh trên thế giới được dự báo sẽ kéo dài nhiều tháng, thậm chí tính bằng năm.

Vì vậy, Việt Nam vẫn phải ở trong tâm thế hết sức cảnh giác, theo dõi chặt chẽ khi các quốc gia đang phải ứng phó vô cùng vất vả, vẫn hiện hữu nguy cơ có những ca bệnh tại cộng đồng.

GS.TS. Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Đại biểu Quốc hội khóa 14) cho rằng, trong cuộc chiến chống COVID-19, Chính phủ và các cấp chính quyền được người dân đồng lòng, cùng chung tay cùng phòng chống dịch. Và để được sự đồng lòng như vậy là bởi những chính sách đúng đắn, hợp lòng dân.

“Thủ tướng ngay từ đầu xác định “chống dịch như chống giặc”, không được chủ quan, lơ là, đó là sự chỉ đạo rất kịp thời”, GS.Trí chia sẻ.

Theo đó, trong "cuộc chiến" chống dịch COVID-19, có 2 điều khiến GS Trí khâm phục. Trước hết là sự vào cuộc đồng bộ, nhịp nhàng, của các lực lượng xã hội, tinh thần cả xã hội cùng vào cuộc chống dịch, trên dưới một lòng. Nhưng cảm kích nhất là hình ảnh y bác sỹ và cán bộ bộ đội, công an trong cuộc chiến. Họ lao vào cuộc chiến, chấp nhận rủi ro, thậm chí ảnh hưởng đến cả sức khỏe, nhưng không ai kêu ca một lời, không ai bỏ cuộc.

Sự vào cuộc quyết liệt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam với các cuộc họp liên tiếp, đưa ra chỉ đạo linh hoạt, phù hợp với từng hoàn cảnh, tình hình. Những hình ảnh đó, làm người dân an tâm, tin tưởng, và dành rất nhiều tình cảm.

Cũng theo ông Trí, thành công bước đầu trong kiểm soát dịch COVID-19 còn có vai trò chuyên môn y tế của các Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Trường Sơn, Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý khám chữa bệnh….

Ngoài ra, các nhà khoa học của Việt Nam sớm nuôi cấy và phân lập thành công virus SARS-CoV2 từ ngày 7/2 – những nước đầu tiên làm được việc này. Về mặt khoa học, chúng tôi xem đó là chiến công. Bởi vì khi mình nói chống dịch như chống giặc thì phân lập được virus chính là để “nhìn mặt đặt tên” giặc.

Đó cũng là tiền đề tạo điều kiện cho việc sản xuất ra bộ kit xét nghiệm nhanh, tiếp đó là phát triển vắc-xin phòng chống.

Sau đó, Việt Nam chế tạo được bộ kit xét nghiệm nhanh, là 1 trong 7 nước đầu tiên làm được việc này. Quan trọng hơn, bộ kít chất lượng rất tốt, cho kết quả nhanh, đạt tiêu chuẩn châu Âu và được nhiều nước đặt mua….

Nguồn: [Link nguồn]

Cảm động 'những chiến binh khử khuẩn' ở Bình Thuận

Liên tục di chuyển và phun xịt khử khuẩn tại vùng tâm dịch đến mức loét cả da, các anh em trong đội phản ứng chỉ biết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN