Chàng trai bại liệt vượt khó đưa tiếng Anh miễn phí đến với người khuyết tật

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 23

Những khóa học tiếng Anh miễn phí dành riêng cho người khuyết tật mở ra cơ hội giao lưu, học hỏi cho nhiều người không may mắn ở Hà Nội.

Trong cuộc sống, rất nhiều người không may mắn khi vừa sinh ra hoặc lớn lên mà không được hưởng đầy đủ hương vị cuộc sống như một người bình thường. Họ bị khiếm khuyết một phần cơ thể hoặc tinh thần khiến họ trở thành người khuyết tật.

Tuy nhiên, thay vì trở thành gánh nặng của gia đình, của xã hội, nhiều người khuyết tật đã vươn lên mạnh mẽ bằng nghị lực phi thường, vượt qua mọi nghịch cảnh, vượt lên số phận, giúp đỡ gia đình, giúp đỡ mọi người, làm đẹp cho đời… Họ như những "vầng trăng khuyết", vẫn tỏa sáng và sống đúng tinh thần “tàn nhưng không phế”.

Bại liệt 2 chân sau một cơn sốt

Là anh cả trong gia đình có 2 anh em, anh Phạm Quang Khoát (SN 1989, quê Hà Nam) khi sinh ra bụ bẫm như bao đứa trẻ khác. Anh mang đến niềm vui cũng như những mong ước lớn lao cho gia đình.

Ấy thế nhưng niềm vui của gia đình ngắn chẳng tày gang. 16 tháng tuổi, anh Khoát khi đó là chú bé hiếu động, chạy nhảy khắp nhà bỗng bị một trận ốm nặng. Thế rồi, 2 chân anh bị liệt. Từ một cậu bé tinh nghịch, giờ anh nằm im một chỗ.

Nhìn thấy con trai như vậy, bố mẹ anh không cầm được nước mắt. Hai người mang con đi khắp các bệnh viện ở Hà Nội để khám thì được các bác sĩ kết luận mắc sốt bại liệt. Suốt 2 năm trời, anh chữa trị tại Viện Nhi Hà Nội rồi sang Viện Châm cứu Trung ương…

Anh Phạm Quang Khoát bại liệt chân sau một cơn sốt. Ảnh NVCC

Anh Phạm Quang Khoát bại liệt chân sau một cơn sốt. Ảnh NVCC

Bằng sự kiên trì của bố mẹ, chân trái của anh Khoát đã hồi phục được phần nào, tuy nhiên, chân phải thì đã liệt vĩnh viễn. Từ đó, chiếc nạng trở thành vật bất ly thân với anh.

“Lên 6 tuổi, tôi ý thức được việc mình bị liệt, không được chạy nhảy như các bạn. Tôi tập chống nạng để có thể tự đi học mà không phiền hà đến mọi người”, anh Khoát chia sẻ.

Cũng trong quãng thời gian ấy, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bố anh đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Từ lớp 1 đến lớp 9, anh sống mà không có tình thương của bố. Anh học cách tự lập để không ảnh hưởng đến mẹ.

Khi anh học hết lớp 9 thì mẹ anh tiếp tục đi lao động xuất khẩu. Anh chuyển từ Hà Nam vào Huế sống cùng người bác để theo học cấp 3. Lý do là vì trường cấp 3 ở quê quá xa nhà, còn trường ở Huế thì gần hơn. Anh có thể tự đi học mà không phiền đến ai.

Do thiếu thốn tình cảm của bố mẹ lại bị khuyết tật nên anh Khoát ý thức bản thân phải cố gắng. Suốt 3 năm cấp 3 anh luôn hoàn thành tốt việc học tập tại trường cũng như tham gia tích cực vào các hoạt động đoàn, đội.

Kết quả, anh đã không phụ lòng mong đợi của mọi người. Năm 2008, anh đỗ vào ngành Công nghệ sinh học của Viện Đại học Mở Hà Nội. Anh khăn gói quả mướp ra Hà Nội theo học, một mình tự lực cánh sinh. Một năm sau, anh tiếp tục đỗ vào ngành Công nghệ thông tin của Đại học Bách khoa Hà Nội. Anh học cùng lúc 2 trường đại học.

Năng động, nhiệt huyết hỗ trợ người khuyết tật

Năm 2008 khi theo học ở Hà Nội, anh Khoát được một người hàng xóm giới thiệu vào Hội người khuyết tật quận Hoàng Mai. Vốn là người thích giao lưu, học hỏi, anh Khoát đồng ý ngay.

Mọi người đánh giá anh là người hoạt động năng nổ, tích cực tham gia các hoạt động và tổ chức gắn kết những người khuyết tật với nhau. Với sự nhiệt huyết của mình, năm 2018, anh được bầu làm Chủ tịch Hội người khuyết tật quận Hoàng Mai và công tác ở Ban Thanh niên Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội.

Dù khó khăn trong việc đi lại nhưng anh Khoát luôn năng nổ trong hoạt động đào tạo, hướng nghiệp cho người khuyết tật. Ảnh NVCC

Dù khó khăn trong việc đi lại nhưng anh Khoát luôn năng nổ trong hoạt động đào tạo, hướng nghiệp cho người khuyết tật. Ảnh NVCC

Năm 2019, anh vinh dự được nhận Bằng khen của Thành đoàn Hà Nội cho tấm gương thanh niên Thủ đô làm theo lời Bác. Đến năm 2021, anh kiêm thêm chức Trưởng Ban Thanh niên của Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội.

“Đó là một chàng trai năng động, nhiệt tình trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật”, bà Phan Thị Bích Diệp – Phó Chủ tịch Thường trực Hội người khuyết tật Hà Nội đánh giá về chàng trai Khoát.

Quả đúng như lời đánh giá của bà Diệp, nhiều năm qua, dù bản thân đi lại lại khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí khó khăn… nhưng anh Khoát luôn tìm cách để hỗ trợ, giúp đỡ những người khuyết tật với các lớp dạy về ngành, nghề như: Tin học văn phòng, thiết kế đồ họa, thủ công mỹ nghệ…

Anh Khoát nhận Bằng khen của Thành đoàn Hà Nội cho tấm gương thanh niên Thủ đô làm theo lời Bác. Ảnh NVCC

Anh Khoát nhận Bằng khen của Thành đoàn Hà Nội cho tấm gương thanh niên Thủ đô làm theo lời Bác. Ảnh NVCC

Anh Khánh diễn thuyết trong một buổi nâng cao năng lực nhận thức cho người khuyết tật về bảo vệ môi trường. Ảnh NVCC

Anh Khánh diễn thuyết trong một buổi nâng cao năng lực nhận thức cho người khuyết tật về bảo vệ môi trường. Ảnh NVCC

Không những vậy, anh cùng Hội Thanh niên khuyết tật Hà Nội thường xuyên tổ chức những hoạt động, kết nối với Tổ chức Touch The World (Dự án phi lợi nhuận trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và phát triển cộng đồng); kết hợp với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên quận Hoàng Mai mở các lớp tiếng Anh miễn phí cho những người khuyết tật có đam mê hoặc có nhu cầu.

Ngoài bài học từ các giáo viên của Trung tâm, anh Khoát còn tổ chức cho những người khuyết tật đam mê tiếng Anh lên Bờ Hồ giao lưu, học hỏi từ những người nước ngoài, khách du lịch tạo sự gắn kết với cộng đồng, lan tỏa sự thân thiện của những người khuyết tật.

(Hết)

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 23

Nguồn: [Link nguồn]

Ông chủ tịch ngồi xe lăn giúp cuộc sống người khuyết tật “đổi màu” bằng linh vật SEA Games 31

Những con Sao La nhồi bông – linh vật của SEA Games 31 đang hằng ngày được xuất xưởng bởi đôi bàn tay khéo léo của những người khuyết tật.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
"Vầng trăng khuyết" tỏa sáng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN