Cận cảnh metro số 1 sắp ra mắt tại TP HCM

Sự kiện: Thời sự

Sau thời gian dài vướng mắc liên quan việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, đến nay tuyến metro số 1 tại TP HCM đã được tháo gỡ và đang hối hả về đích!

Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hiện đã đạt 70% tổng khối lượng. Dự kiến, công trình hoàn thành và đưa vào khai thác quý IV năm 2021. Trong hình, đoạn metro số 1 giao cắt với với nút giao Cát Lái (quận 2).

Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hiện đã đạt 70% tổng khối lượng. Dự kiến, công trình hoàn thành và đưa vào khai thác quý IV năm 2021. Trong hình, đoạn metro số 1 giao cắt với với nút giao Cát Lái (quận 2).

Hiện việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án từ 17.381 tỉ đồng lên 43.757 tỉ đồng (làm tròn) đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt, vì vậy khó khăn lớn nhất trong việc triển khai dự án đã được tháo gỡ.

Hiện việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án từ 17.381 tỉ đồng lên 43.757 tỉ đồng (làm tròn) đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt, vì vậy khó khăn lớn nhất trong việc triển khai dự án đã được tháo gỡ.

Tại công trường metro những ngày cận Tết Canh Tý 2020 là không khí tất bật, hối hả thi công.

Tại công trường metro những ngày cận Tết Canh Tý 2020 là không khí tất bật, hối hả thi công.

Tại gói thầu 1b, đoạn đi ngầm từ ga Nhà hát TP về ga Ba Son (quận 1) hiện đã đạt hơn 80% khối lượng. Riêng ga Nhà hát TP, khối lượng kết cấu đã đạt trên 98%, khối lượng hoàn thiện trên 50%, tầng B1 đã hoàn thiện đạt trên 70%...

Tại gói thầu 1b, đoạn đi ngầm từ ga Nhà hát TP về ga Ba Son (quận 1) hiện đã đạt hơn 80% khối lượng. Riêng ga Nhà hát TP, khối lượng kết cấu đã đạt trên 98%, khối lượng hoàn thiện trên 50%, tầng B1 đã hoàn thiện đạt trên 70%...

Khu vực 2 đường hầm xuyên lòng đất nối liền nhà ga Ba Son với ga Nhà hát TP, mỗi nhánh dài 781 m, mặt sàn với tuyến đường ray sắt chạy dài đã được lắp đặt, chuẩn bị cho các đoàn tàu metro chạy thử.

Khu vực 2 đường hầm xuyên lòng đất nối liền nhà ga Ba Son với ga Nhà hát TP, mỗi nhánh dài 781 m, mặt sàn với tuyến đường ray sắt chạy dài đã được lắp đặt, chuẩn bị cho các đoàn tàu metro chạy thử.

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị, sẽ có 17 đoàn tàu hoạt động trên tuyến metro số 1, trong đó mỗi tàu có 3 toa chở khách. Hiện nhà thầu Hitachi (Nhật Bản) đang sản xuất các đoàn tàu metro tại Nhà máy Kasado Island, thuộc tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản). Trong đó, đang thử nghiệm hoàn chỉnh 2 đoàn tàu và theo kế hoạch, sẽ được nhập về TP HCM vào tháng 3-2020. Các đoàn tàu còn lại sẽ tiếp tục nhập về TP trong quá trình triển khai vận hành tuyến.

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị, sẽ có 17 đoàn tàu hoạt động trên tuyến metro số 1, trong đó mỗi tàu có 3 toa chở khách. Hiện nhà thầu Hitachi (Nhật Bản) đang sản xuất các đoàn tàu metro tại Nhà máy Kasado Island, thuộc tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản). Trong đó, đang thử nghiệm hoàn chỉnh 2 đoàn tàu và theo kế hoạch, sẽ được nhập về TP HCM vào tháng 3-2020. Các đoàn tàu còn lại sẽ tiếp tục nhập về TP trong quá trình triển khai vận hành tuyến.

Ban quản lý đường sắt đô thị cũng cho biết các đơn vị sẽ nỗ lực đưa đoàn tàu đầu tiên vào chạy thử trên tuyến metro số 1 vào tháng 6-2020, thử nghiệm từ depot (trạm bảo dưỡng kỹ thuật đầu máy toa xe) Long Bình (trên địa bàn quận 9, TP HCM và thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) về đến nhà ga Bình Thái (quận Thủ Đức, TP HCM). Đến tháng 9-2020 sẽ tiếp tục chạy thử đoàn tàu metro từ ga Bình Thái đến ga Văn Thánh (quận 2). Đầu năm 2021 tiếp tục chạy thử từ ga Văn Thánh đến ga Bến Thành, sau đó sẽ chính thức đưa vào khai thác vận chuyển hành khách trong năm 2021.

Ban quản lý đường sắt đô thị cũng cho biết các đơn vị sẽ nỗ lực đưa đoàn tàu đầu tiên vào chạy thử trên tuyến metro số 1 vào tháng 6-2020, thử nghiệm từ depot (trạm bảo dưỡng kỹ thuật đầu máy toa xe) Long Bình (trên địa bàn quận 9, TP HCM và thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) về đến nhà ga Bình Thái (quận Thủ Đức, TP HCM). Đến tháng 9-2020 sẽ tiếp tục chạy thử đoàn tàu metro từ ga Bình Thái đến ga Văn Thánh (quận 2). Đầu năm 2021 tiếp tục chạy thử từ ga Văn Thánh đến ga Bến Thành, sau đó sẽ chính thức đưa vào khai thác vận chuyển hành khách trong năm 2021.

Từ tháng 1-2020, các đơn vị sẽ đẩy nhanh thi công hoàn thiện các nhà ga trên cao từ ga Văn Thánh và các nhà ga nằm dọc trên xa lộ Hà Nội. Trong đó, các công đoạn hoàn thiện chủ yếu là lắp đặt thang máy, thang cuốn, cửa soát vé và trang trí nội thất để phục vụ hành khách.

Từ tháng 1-2020, các đơn vị sẽ đẩy nhanh thi công hoàn thiện các nhà ga trên cao từ ga Văn Thánh và các nhà ga nằm dọc trên xa lộ Hà Nội. Trong đó, các công đoạn hoàn thiện chủ yếu là lắp đặt thang máy, thang cuốn, cửa soát vé và trang trí nội thất để phục vụ hành khách.

Chạy theo xa lộ Hà Nội vào khu trung tâm - trục đường chính ở cửa ngõ phía Đông TP, hình ảnh tuyến metro đồ sộ, thẳng tắp, như điểm nhấn giữa hàng loạt công trình xung quanh. "Dự án trễ tiến độ nhưng đáng để chờ đợi bởi tôi rất kỳ vọng sẽ giúp giảm kẹt xe, ô nhiễm môi trường và góp phần tạo diện mạo mới cho TP HCM" - ông Lê Hùng, cán bộ hưu trí ở quận Thủ Đức, chia sẻ.

Chạy theo xa lộ Hà Nội vào khu trung tâm - trục đường chính ở cửa ngõ phía Đông TP, hình ảnh tuyến metro đồ sộ, thẳng tắp, như điểm nhấn giữa hàng loạt công trình xung quanh. "Dự án trễ tiến độ nhưng đáng để chờ đợi bởi tôi rất kỳ vọng sẽ giúp giảm kẹt xe, ô nhiễm môi trường và góp phần tạo diện mạo mới cho TP HCM" - ông Lê Hùng, cán bộ hưu trí ở quận Thủ Đức, chia sẻ.

Tại buổi thăm và làm việc trên công trường tuyến metro số 1 ngày 13-1, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan đánh giá đây là công trình thế kỷ, hiện đại và qui mô lớn nhưng do chính TP HCM thực hiện.

Tại buổi thăm và làm việc trên công trường tuyến metro số 1 ngày 13-1, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan đánh giá đây là công trình thế kỷ, hiện đại và qui mô lớn nhưng do chính TP HCM thực hiện.

Cận cảnh metro số 1 sắp ra mắt tại TP HCM - 11

Phó Chủ tịch UBND TP nhìn nhận năm 2019, dự án chịu nhiều khó khăn về nguồn vốn do liên quan việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, Ban Quản lý đường sắt đô thị cũng chịu nhiều áp lực... Tuy nhiên, hiện các khó khăn lớn nhất đã được giải quyết như tổng mức đầu tư mới đã được điều chỉnh, đồng thời đã thành lập công ty chuẩn bị cho việc vận hành, kiện toàn bộ máy... Vì vậy, năm 2020, ông Võ Văn Hoan đánh giá là mốc thời gian đặc biệt quan trọng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện bởi thời gian không còn nhiều so với kế hoạch đã cam kết.

Phó Chủ tịch UBND TP nhìn nhận năm 2019, dự án chịu nhiều khó khăn về nguồn vốn do liên quan việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, Ban Quản lý đường sắt đô thị cũng chịu nhiều áp lực... Tuy nhiên, hiện các khó khăn lớn nhất đã được giải quyết như tổng mức đầu tư mới đã được điều chỉnh, đồng thời đã thành lập công ty chuẩn bị cho việc vận hành, kiện toàn bộ máy... Vì vậy, năm 2020, ông Võ Văn Hoan đánh giá là mốc thời gian đặc biệt quan trọng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện bởi thời gian không còn nhiều so với kế hoạch đã cam kết.

Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan khẳng định TP đặc biệt quan tâm đến dự án này và thường trực UBND TP đã đưa vào chương trình làm việc hằng tuần. TP cũng cam kết đồng hành và giải quyết triệt để các vướng mắc thuộc thẩm quyền để dự án đảm bảo vào đúng tiến độ.

Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan khẳng định TP đặc biệt quan tâm đến dự án này và thường trực UBND TP đã đưa vào chương trình làm việc hằng tuần. TP cũng cam kết đồng hành và giải quyết triệt để các vướng mắc thuộc thẩm quyền để dự án đảm bảo vào đúng tiến độ.

Dự án tuyến metro số 1 dài gần 20 km, được UBND TP HCM phê duyệt năm 2009, với tổng vốn đầu tư 17.388 tỉ đồng. Thời điểm này, dự án thuộc nhóm A - không phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, tư vấn chung của dự án sau đó tính toán và xác định lại, nâng tổng mức đầu tư lên 47.325 tỉ đồng. Sau khi lấy ý kiến các bộ ngành, Thủ tướng cho phép UBND TP phê duyệt điều chỉnh dự án vào tháng 8-2011, với tổng mức đầu tư mới là hơn 47.325,2 tỉ đồng. Lúc này dự án lại thuộc diện phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, song chưa được thông qua.

Đó là nút thắt lớn nhất khiến dự án gặp nhiều khó khăn và trong giai đoạn 2017- 2019, xảy ra tình trạng nợ nhà thầu thi công, dẫn đến tiến độ chậm. UBND TP HCM thời gian này đã nhiều lần tạm ứng vốn từ ngân sách để thanh toán cho các nhà thầu.

Đầu năm 2019, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án, giao Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư dự án theo quy định. Cuối năm 2019, sau khi có ý kiến từ các bộ - ngành liên quan, UBND TP HCM đã phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án nhưng sau khi rà soát tất cả các hạng mục, tổng mức đầu tư giảm từ 47.000 tỉ đồng xuống còn 43.600 tỉ đồng (làm tròn). Theo lãnh đạo TP HCM, tuy giảm bớt 3.400 tỉ đồng nhưng tất cả các hạng mục còn lại đều được đảm bảo.

Nguồn: [Link nguồn]

Diện mạo đường hầm Metro số 1 xuyên lòng đất tại TP HCM

Hai đường hầm metro xuyên lòng đất ở trung tâm quận 1, TP HCM nối liền nhà ga Ba Son với ga Nhà hát Thành phố cơ bản đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Gia Minh ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN