Cận cảnh màn rước "của quý" dài 1,3m, nặng 50kg

Hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã được chiêm ngưỡng màn rước “của quý” lớn nhất Việt Nam tại lễ hội Ná Nhèm (Lạng Sơn).

Cận cảnh màn rước "của quý" dài 1,3m, nặng 50kg - 1

 Sáng nay (2/3, tức 15 tháng Giêng âm lịch), lễ hội Ná Nhèm - rước "của quý" diễn ra tại  xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”, được phục dựng từ năm 2012 đến nay đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân và du khách thập phương.

Cận cảnh màn rước "của quý" dài 1,3m, nặng 50kg - 2

Điểm đặc sắc nhất của lễ hội Ná Nhèm là màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt). Ý nghĩa của việc này là ước mong sinh sôi nảy nở, con cháu đầy đàn.

Cận cảnh màn rước "của quý" dài 1,3m, nặng 50kg - 3

Các thanh niên trai tráng ở trong làng đã khiêng “của quý” ra khu vực làm lễ và cung tiến miếu Xa Vùn.

Cận cảnh màn rước "của quý" dài 1,3m, nặng 50kg - 4

Tàng thinh năm nay được làm bằng gỗ dổi, có đường kính khoảng 22cm, chiều dài 1m30 và trọng lượng trên 50kg.

Cận cảnh màn rước "của quý" dài 1,3m, nặng 50kg - 5

Điểm đặc biệt của Tàng thinh năm nay là sơn màu gụ, giống màu đất.

Cận cảnh màn rước "của quý" dài 1,3m, nặng 50kg - 6

Bốn thanh niên khiêng sinh thực khí nữ được gọi là mặt nguyệt, trên mặt nguyệt có hai chữ “bình an” với ý nghĩa cầu mong cuộc sống bình an, sinh sôi nảy nở.

Cận cảnh màn rước "của quý" dài 1,3m, nặng 50kg - 7

Các thanh niên tham gia lễ hội đều bôi mặt nhọ.

Cận cảnh màn rước "của quý" dài 1,3m, nặng 50kg - 8

Trong quá trình rước “của quý” khổng lồ từ đình làng Mỏ đền miếu Na Vùn khoảng 1km, nhiều du khách thích thú chụp ảnh với sinh thực khí năm với mong muốn sờ vào sinh thực khí để cầu may.

Cận cảnh màn rước "của quý" dài 1,3m, nặng 50kg - 9

Không chỉ nam giới thích thú chụp ảnh cùng mà những phụ nữ dưới xuôi cũng thích thú, chụp ảnh cùng “của quý” bằng gỗ.

Cận cảnh màn rước "của quý" dài 1,3m, nặng 50kg - 10

Những bàn tay của du khách liêntục sờ vào “của quý” lấy may.

Theo Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng, Viện văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh người tham gia phục dựng Lễ hội Ná Nhèm cho biết, đây không phải lễ hội dân gian thông thường mà lễ hội đặc biệt của hai dòng họ vốn gốc họ Mạc. Bắt nguồn từ lịch sử, khi triều Mạc thất thủ, dòng họ Mạc phải thay tên đổi họ để tránh họa tru di, truy sát của vua Lê và chúaTrịnh.

Họ Hoàng và họ Bế (gốc họ Mạc) rước sinh thực khí nam nữ đi cung tiến cho đức Vua của mình. Con cháu gốc họ Mạc mượn tín ngưỡng phồn thực để biểu đạt mong ước đức Vua phù trợ cho dòng họ lớn mạnh.

“Của quý” – tàng thinh tại lễ hội táo bạo nhất VN năm nay có gì đặc biệt?

Tàng thinh – tượng trưng cho “của quý” của nam giới tại lễ hội Ná Nhèm (Lạng Sơn) mỗi năm đều có kích thước và...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phú Quang ([Tên nguồn])
Lễ hội phồn thực Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN