Cá mập “khủng” bắt được ở Hạ Long nguy hiểm cỡ nào?

Cơ quan chức năng đã xác định được loài và độ nguy hiểm của con cá mập bắt được ở vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh).

Cá mập “khủng” bắt được ở Hạ Long nguy hiểm cỡ nào? - 1

Hình ảnh con cá mập “khủng” người dân bắt được ở Hạ Long (Quảng Ninh). Ảnh chụp màn hình.

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền những hình ảnh người dân bắt được và chở đi bán một con cá mập “khủng”. Theo thông tin chia sẻ, con cá mập này được bắt tại vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh).

Ngay lập tức, những hình ảnh này đã được lan truyền rất nhanh, kèm theo nhiều nhận định về mối nguy hiểm tiềm ẩn ở khu vực kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới này.

Chiều 20/9, ông Hà Vân Giang – Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy sản Quảng Ninh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh) cho hay, bước đầu đã xác định con cá mập này được người dân câu ở khu vực Đầu Bê. Khu vực này nằm ngoài khơi chứ không thuộc khu vực trong vịnh Hạ Long.

Liên quan đến vụ việc, sau khi nhận được thông tin và hình ảnh, cơ quan chức năng cũng đã xác định được loài và độ nguy hiểm của con cá mập câu được.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Quân - Phó Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam), con cá đó là loài Carcharhinus amboinensis, thuộc họ cá Mập hay còn gọi là cá Nheo mắt lợn.

“Có một số loài thuộc giống Carcharhinus được xếp vào những loài tiềm tàng hoặc gây nguy hiểm trực tiếp cho con người. Tuy nhiên cho tới nay, trên thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào cá Nheo mắt lợn tấn công con người. Vì thế, vịnh Hạ Long vẫn an toàn cho các hoạt động du lịch, tắm biển của người dân”, ông Quân nói.

Ông Quân cho biết thêm, cá Nheo mắt lợn có thân hình mảnh. Phần vị trí phía trước của vây lưng thứ nhất và bề mặt rộng của vây lưng thứ nhất không có màu đen nổi bật như các vây khác.

Loài cá Nheo mắt lợn phân bố rộng ở vùng biển Tây Thái Bình Dương bao gồm Biển Đông, xung quanh các đảo thuộc Indonesia và phía Bắc nước Úc.

Loài này đạt kích thước cơ thể tối đa là 1,9 – 2,5 m và không kết thành đàn lớn mà thành từng cặp lẻ tẻ. Thức ăn ưa thích của chúng là cá, giáp xác, động vật ở tầng đáy ở vùng cửa vịnh hoặc ngoài khơi. Chúng có thể di cư theo mùa vào các khu vực cồn, rạn san hô để sinh sản nhưng rất hiếm khi thấy xuất hiện ở sát bờ hoặc khu vực cửa sông.

Cá lạ khổng lồ bơi dọc biển Tuy Hòa, cảnh báo nguy hiểm

2 ngày qua, con cá lạ xuất hiện, bơi dọc bờ biển Tuy Hòa (Phú Yên) nhiều lần, mỗi lần vài phút.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN