'Bóc' thủ đoạn những kẻ tung tin giả lên mạng xã hội

Sự kiện: Tin nóng

Thời gian vừa qua Bộ Công an đã xử lý, khởi tố bắt giam loạt facebooker, KOL, những đối tượng này đưa thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng lên mạng xã hội gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến nhiều tổ chức, cá nhân.Những thủ đoạn, mục đích của loại tội phạm này đã được công an phân tích, chỉ rõ.

Lật tẩy thủ đoạn

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, trước hết, cần khẳng định, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người, trong đó, có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin.

Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, Viện KSND Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đặng Như Quỳnh về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

“Việc đảm bảo công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp và các quy định pháp luật là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam được triển khai thực hiện trong thực tế đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và được thể hiện rất rõ qua sự phát triển đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của báo chí Việt Nam”, Chánh Văn phòng Bộ Công an nói.

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an nói: “Nếu không mạnh tay với loại tội phạm này, thì tất cả chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân của chúng”.

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an nói: “Nếu không mạnh tay với loại tội phạm này, thì tất cả chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân của chúng”.

Trung tướng Tô Ân Xô cho rằng, phần lớn người sử dụng mạng xã hội đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tuyên truyền gương người tốt việc tốt, đều vì mục đích xây dựng, phát triển hướng tới xã hội lành mạnh, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số đối tượng tham gia mạng xã hội lại vì mục đích cá nhân, muốn nổi tiếng, tạo ảnh hưởng cá nhân để thu hút dư luận rồi kinh doanh, buôn bán, kiếm sống từ việc làm này.

Đặng Như Quỳnh bị triệu tập hồi tháng 3/2020 ảnh: CA

Đặng Như Quỳnh bị triệu tập hồi tháng 3/2020 ảnh: CA

Thủ đoạn của các đối tượng lợi dụng sự kiện nóng như dịch COVID-19; khởi tố bắt giam một số lãnh đạo của một số tập đoàn, tạo trend, thêm thắt thông tin, đưa thông tin không chính xác, bóp méo sự thật để chèo lái để thu hút dư luận. Việc làm này đã ảnh hưởng lớn tới trật tự xã hội, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Điển hình khi dịch COVID-19 bùng phát, Đặng Như Quỳnh đã đăng tải nhiều bài viết không đúng sự thật, không được kiểm chứng tác động xấu đến công tác phòng chống dịch COVID-19. Không dừng lại ở đó, mới đây, khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch Tập đoàn FLC về tội “Thao túng chứng khoán”; Khởi tố vụ án, khởi tố bị can bắt tạm giam Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”… Đặng Như Quỳnh đã sử dụng mạng xã hội đăng tải nhiều bài viết, thông tin chưa được kiểm chứng về lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bất động sản, trực tiếp xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, có dấu hiệu tác động ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính, chứng khoán của Nhà nước.

Căn cứ tài liệu, chứng cứ, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã bắt khẩn cấp Đặng Như Quỳnh (trú tại Hà Nội) để điều tra về hành vi “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước”.

Trung tướng Tô Ân Xô cho rằng, “nếu không mạnh tay với loại tội phạm này, thì tất cả chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân của chúng”, Chánh Văn phòng Bộ Công an nói.

Trung tướng Tô Ân Xô cảnh báo, cùng với việc điều tra làm rõ hành vi phạm tội của bị can, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng khuyến cáo người dân không nghe theo, tiếp tay, lan tỏa những thông tin chưa được kiểm chứng.

Hình phạt nghiêm khắc

Nêu quan điểm về vụ án liên quan facebooker Đặng Như Quỳnh, luật sư Đặng Văn Cường - Văn phòng Luật sư Chính Pháp cho biết, đây không phải là trường hợp đầu tiên người sử dụng mạng xã hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này. Trong đó, không chỉ có những phần tử bất mãn, chống đối chính quyền mà cả những người có trình độ học thức, có địa vị xã hội, có hiểu biết xã hội nhưng vì muốn nổi tiếng, muốn thể hiện cái tôi cá nhân, muốn khoe tài, khoe chữ nhưng coi thường pháp luật, coi thường danh dự nhân phẩm của người khác, coi thường lợi ích của người khác nên đã bị xử lý bằng chế tài hình sự.

Vẫn theo luật sư Cường, CQĐT sẽ thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh hành vi vi phạm, nhận thức của bị can đối với hành vi vi phạm và đánh giá hậu quả đã gây ra đối với xã hội. “Nếu những thông tin mà Facebooker này đưa ra không đúng sự thật và nhận thức được điều đó nhưng vẫn cố ý đưa thông tin không có căn cứ, quy kết người khác gây tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh, thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt đến 7 năm tù” - luật sư Cường phân tích.

Đồng quan điểm, chuyên gia tội phạm học Đào Trung Hiếu cho rằng, thời gian vừa qua, các hành vi phạm pháp luật trên không gian mạng diễn biến rất phức tạp. “Có người cho rằng mạng xã hội muốn viết gì thì viết, muốn đưa gì thì đưa là quyền cá nhân, tuy nhiên, nếu để chế độ riêng tư viết cho mình đọc thì không sao nhưng khi để chế độ công khai thì nghiễm nhiên thông điệp đưa ra sẽ tác động, ảnh hưởng đến nhận thức, suy nghĩ của người khác thì sẽ bị xử lý” - ông Hiếu nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Khởi tố Facebooker Đặng Như Quỳnh

Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố Facebooker Đặng Như Quỳnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đức Hoàng - Thanh Hà ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN