Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện lấy Ngọc Trinh làm dẫn chứng lệch chuẩn văn hóa

Sự kiện: Thời sự Tin nóng

Để lấy dẫn chứng cho hành vi lệch chuẩn văn hóa, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã nhắc tới người mẫu Ngọc Trinh trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện lấy Ngọc Trinh làm dẫn chứng lệch chuẩn văn hóa - 1

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện. Ảnh chụp màn hình.

Chiều 5/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã trả lời chất vấn trước Quốc hội về các vấn đề văn hóa, thể thao và du lịch.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) về việc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có giải pháp gì để xử lý hoạt động lệch chuẩn, vi phạm pháp luật của số ít công dân Việt Nam, Bộ trưởng Thiện cho rằng, có hiện tượng công dân Việt Nam ra nước ngoài có hành vi lệch chuẩn, một số trường hợp đã bị xử lý.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng lấy dẫn chứng cụ thể trường hợp người mẫu Ngọc Trinh ăn mặc phản cảm tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 72 diễn ra tại Pháp hồi tháng 5 vừa qua.

“Người mẫu này (Ngọc Trinh – PV) đi ra nước ngoài không phải được Bộ cử đi mà đi theo cá nhân. Hành vi ấy là hết sức phản cảm và cần phê phán gay gắt. Về xử phạt, đề nghị xã hội, dư luận lên án hành vi phản văn hóa này vì làm ảnh hưởng đến uy tín của đất nước, dân tộc và con người Việt Nam, còn xử phạt hành chính thì Bộ đang nghiên cứu để xử phạt thế nào cho phù hợp với luật hiện hành”, Bộ trưởng Thiện trả lời.

Vấn đề chùa Ba Vàng, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) đạt câu hỏi: Cử tri cho rằng việc xử lý hành vi mê tín dị đoan tại chùa Ba Vàng 5 trệu đồng là quá nhẹ, xin hỏi bộ trưởng mức độ xử phạt hành vi này đã đủ sức răn đe những hành vi mê tín di đoan, lợi dụng hoạt động tôn giáo hay chưa? Bộ trưởng có giải pháp gì để ngăn chặn những hành vi mê tín di đoan này?

Trả lời chất vấn của đại biểu Lệ Thủy, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rẳng, việc xử lý thì chính quyền địa phương và UBND TP.Uông Bí xử lý vi phạm hành chính vi phạm nếp sống văn hóa đối với bà Phạm Thị Yến 5 triệu đồng, đây là mức phạt cao nhất theo Nghị định 158.

“Chúng tôi thấy rằng, phạt tiền 5 triệu rất nhỏ, có thể lên tới 100 triệu chắc cũng phải lớn. Vì vậy, tiền không phải vấn đề mà cần tăng nặng xử phạt về quản lý nhà nước, đồng thời lên án hành vi phản văn hóa phi đạo đức việc làm đó”, Bộ trưởng Thiện trả lời.

Trả lời đại biểu Châu Quỳnh Giao (Kiên Giang) về việc để khách bỏ trốn ở nước ngoài, Bộ trưởng Thiện cho hay, 152 khách Việt bỏ trốn ở Đài Loan hồi tháng 1/2019 vừa qua là do các công ty lữ hành chui thực hiện và đó cũng là vết nhơ của du lịch Việt Nam, cần phải xử lý.

Trách nhiệm này thuộc về các cơ quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, công tác thanh tra, kiểm tra là chưa tốt, đồng thời có sự vi phạm, lừa đảo của các doanh nghệp.

Bài học rút ra, quá trình công tác quản lý Nhà nước khi cấp phép các doanh nghiệp lữ hành quốc tế cần quan tâm hơn về vấn đề du lịch nói chung, lữ hành nói riêng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các công ty lữ hành du lịch trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, đối với khách du lịch thì khuyến cáo chọn các công ty lữ hành có uy tín.

Quốc hội không đồng ý cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu có nồng độ cồn

Qua xin ý kiến qua hình thức biểu quyết vào chiều nay 3-6, quá bán đại biểu Quốc hội đã không đồng ý cấm điều khiển...


 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN