Bí thư TP.HCM: Nhiều người chưa cứu được, đó là nỗi đau chung...

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, việc không cứu được những người nhiễm COVID-19 là nỗi đau chung, khuyết điểm của hệ thống chính trị, khuyết điểm của người đứng đầu các cấp.

Tối 25-7, tại buổi họp mở rộng lần thứ 7 của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đã điểm lại quá trình thực hiện các giải pháp phòng chống dịch, từ mức thấp cho đến mức cao kể từ khi xuất hiện đợt dịch thứ tư vào cuối tháng 4-2021.

Cảm ơn cả nước đã chung vai cùng TP.HCM

Theo Bí thư, mặc dù đã khống chế được hai ổ dịch trọng điểm nhưng lại phát sinh ở nhiều ổ dịch khác không rõ nguồn lây. Do vậy, TP.HCM buộc phải tăng cường, siết chặt và mở rông diện phong toả, thậm chí đã thực hiện Chỉ thị 16 trên toàn TP.HCM để dập dịch.

Toàn cảnh Hội nghị mở rộng lần thứ 7 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM. Ảnh: LÊ THOA

Toàn cảnh Hội nghị mở rộng lần thứ 7 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM. Ảnh: LÊ THOA

Toàn hệ thống chính trị và nhân dân TP đã kiên cường chiến đấu với sự lây lan của biến chủng Delta mới, trong đó đã chứng kiến sự kiên cường của đội ngũ y, bác sĩ – những người ở tuyến đầu phòng chống dịch.

“Nhiều người không kìm được nước mắc khi nhìn thấy khẩu hiệu "Nỗ lực tới cùng" trước phòng cấp cứu ở các bệnh viện điều trị COVID-19, vì ai cũng hiểu rằng từng chiến sĩ áo trắng khi bước qua cánh cửa này là họ bước vào trận chiến mà họ luôn quyết tâm chiến đấu tới cùng” – ông Nên nói và bày tỏ lòng biến ơn sâu sắc đối với đội ngũ y, bác sĩ và nhiều lực lượng khác.

Bí thư Thành ủy cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người dân cả nước đã kịp thời chia sẻ khó khăn, chung vai gồng gánh với TP.HCM. Tình đoàn kết tương thân tương ái đó là sức mạnh để chiến thắng đại dịch.

Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: L.THOA

Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: L.THOA

Theo ông Nên, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với một trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước như TP.HCM là một quyết định vô cùng khó khăn, bởi sự tác động rất lớn đến nhiều mặt, không chỉ riêng TP mà còn tác động đến toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

“Nhưng đứng trước tình cảnh của đại dịch, buộc chúng ta phải chấp nhận hy sinh ngắn hạn để bảo vệ lợi ích lâu dài” – ông Nên nói và cho biết với quyết tâm dập dịch, TP đã huy động các nguồn lực y, bác sĩ với hơn 10.000 người, Bộ Y tế cũng đã huy động hơn 4.000 y bác sĩ của bệnh viện tuyến trung ương và một số tỉnh để chi viện cho TP.HCM.

Cứu được nhiều người, nhưng có người chưa cứu được

TP.HCM đã truy vết xét nghiệm thần tốc nhưng vẫn không đuổi được sự lây lan của dịch bệnh.

“Tình hình phức tạp càng kéo dài càng làm căng kép cả hệ thống chính trị và hệ thống y tế, làm tất cả chúng ta bị xuống sức, không thể tránh khỏi những bị động, lúng túng, hạn chế cả trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và ý thức chấp hành các qui định giãn cách của người dân. Đã có lúc có nơi thực hiện không nghiêm làm ảnh hưởng đến hiệu quả phòng chống dịch” – ông Nên nói.

Theo ông Nên, mục tiêu tối thượng là bảo vệ tính mạng con người, giảm tử vong… nhưng 16 ngày qua dù làm được nhiều việc, cứu được nhiều người, nhưng cũng có nhiều người chưa cứu được.

“Đó là nỗi đau chung, khuyết điểm của hệ thống chính trị, khuyết điểm của người đứng đầu các cấp. Chúng ta xin nhân dân lượng thứ...” – ông Nên nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Từ 26-7, người dân TP.HCM không ra đường từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau

Bắt đầu từ tối 26-7, người dân TP.HCM không ra đường sau 18 giờ, tất cả các hoạt động trên địa bàn TP tạm dừng đến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo TÁ LÂM - LÊ THOA ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN