AstraZeneca ưu tiên vaccine ngừa COVID-19 cho các nước Đông Nam Á

Sự kiện: Tin tức COVID-19

AstraZeneca cho biết họ đang rà soát chuỗi cung ứng để thêm liều vaccine ngừa COVID-19 cho các nước Đông Nam Á.

Tuyên bố từ công ty đa quốc gia Anh-Thụy Điển được đưa ra trong bối cảnh nguồn cung vaccine thiếu hụt đã làm dấy lên những lời chỉ trích nặng nề đối với chính quyền của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha.

Công ty dược phẩm và dược phẩm sinh học đa quốc gia AstraZeneca ngày 24/7 (giờ địa phương) cho biết, họ đang rà soát chuỗi cung ứng của mình để tìm thêm liều vaccine ngừa COVID-19 cho Đông Nam Á, nơi đang đối mặt với đợt bùng phát virus nghiêm trọng nhất, theo NDTV.

Vào cuối tháng 7, AstraZeneca sẽ cung cấp 11,3 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho Thái Lan. Ảnh: NDTV.

Vào cuối tháng 7, AstraZeneca sẽ cung cấp 11,3 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho Thái Lan. Ảnh: NDTV.

Tuyên bố từ công ty Anh-Thụy Điển được đưa ra trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt khiến chính quyền của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha bị chỉ trích nặng nề.

Theo các điều khoản của thỏa thuận giữa AstraZeneca với chính quyền Thái Lan, 180 triệu liều vaccine sẽ được sản xuất, 1/3 dành cho thị trường Thái Lan và phần còn lại sẽ được xuất khẩu.

Theo James Teague, đại diện của AstraZeneca tại nước này, đến cuối tháng 7, AstraZeneca sẽ cung cấp 11,3 triệu liều vaccine cho Thái Lan. Xuất khẩu vẫn chưa được bắt đầu, ngay cả khi khu vực này phải đối mặt với làn sóng COVID-19 đặc biệt nghiêm trọng.

"Chúng tôi đang giao hàng trong khung thời gian nhanh nhất có thể, tuy nhiên, với sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta, chúng tôi đẩy nhanh tốc độ hơn nữa", James Teague cho biết trong một "bức thư ngỏ gửi người dân Thái Lan".

"Chúng tôi cũng đang rà soát hơn 20 chuỗi cung ứng trong mạng lưới sản xuất trên toàn thế giới của mình để tìm kiếm vaccine bổ sung cho Đông Nam Á, bao gồm cả Thái Lan", đại diện của AstraZeneca tại Thái Lan nói thêm.

Tuy nhiên, "tình trạng khan hiếm nguồn cung toàn cầu" đối với vaccine ngừa COVID-19 và sự thiếu hụt nguyên liệu cần thiết để tạo ra chúng khiến việc đưa ra khung thời gian cụ thể trở nên khó khăn, ông nói thêm.

Hợp đồng AstraZeneca đã được trao vào năm 2020 cho Siam Bioscience, một công ty thuộc sở hữu của Vua Maha Vajiralongkorn. Công ty này sản xuất vaccine cho 9 quốc gia bao gồm Indonesia, Philippines, Malaysia, cũng như Thái Lan.

Mới đây, Thái Lan đã buộc phải thay đổi chiến lược vaccine bằng cách nhập khẩu hàng triệu liều của Trung Quốc. Sự tức giận của người dân đang gia tăng, với chỉ 5% trong số 70 triệu cư dân Thái Lan được tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Hầu hết người Thái Lan tránh nói về vấn đề này một cách công khai vì luật pháp khắc nghiệt khiến việc chỉ trích quốc vương là bất hợp pháp. Những người vi phạm phải đối mặt với từ 3 đến 15 năm tù. Cựu lãnh đạo phe đối lập và tỷ phú Thanathorn Juangroongruangkit đã bị buộc tội trước pháp luật sau khi ông cho rằng chính sách tiêm chủng của Thái Lan quá phụ thuộc vào Siam Bioscience.

Thái Lan là một trong số các quốc gia Đông Nam Á giữ được số ca nhiễm COVID-19 thấp trong năm 2020 nhưng hiện đang đối mặt với số ca mắc kỷ lục trong bối cảnh các chiến dịch tiêm vaccine diễn ra chậm chạp.

Nguồn: [Link nguồn]

Dịch ĐNA: Số ca mắc mới tiếp tục tăng, bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải

Tình hình dịch COVID-19 tại các quốc gia Đông Nam Á vẫn vô cùng phức tạp khi số ca nhiễm mới và số người tử vong tiếp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bích Thảo (Theo NDTV) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN