Bí ẩn bảo vật lộ thiên nặng trên 50 tấn ở Bắc Ninh

Cột đá chùa Dạm (Bắc Ninh) được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2018. Tuy nhiên, bảo vật quý hiện nay cỏ dại mọc um tùm, phủ kín phần bệ cột.

Trải qua gần 1.000 năm, bí ẩn về cột đá có kiến trúc đặc sắc được công nhận là bảo vật quốc gia nằm ở chùa Dạm thuộc xã Nam Sơn (Tp. Bắc Ninh), đã tạo nên sức hút kỳ diệu với du khách thập phương. Nhưng hiện tại, xung quanh bảo vật này cỏ dại mọc um tùm.

Trải qua gần 1.000 năm, bí ẩn về cột đá có kiến trúc đặc sắc được công nhận là bảo vật quốc gia nằm ở chùa Dạm thuộc xã Nam Sơn (Tp. Bắc Ninh), đã tạo nên sức hút kỳ diệu với du khách thập phương. Nhưng hiện tại, xung quanh bảo vật này cỏ dại mọc um tùm.

Theo tài liệu lịch sử, chùa Dạm còn có tên khác là Cảnh Long Đồng Khánh, hay Đại Lãm Tự, từng là trung tâm Phật giáo lớn, đại danh lam thắng cảnh thời nhà Lý (1009 - 1225), được đích thân Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan chọn đất và cho xây dựng từ năm 1086, hoàn thành vào năm 1094.

Theo tài liệu lịch sử, chùa Dạm còn có tên khác là Cảnh Long Đồng Khánh, hay Đại Lãm Tự, từng là trung tâm Phật giáo lớn, đại danh lam thắng cảnh thời nhà Lý (1009 - 1225), được đích thân Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan chọn đất và cho xây dựng từ năm 1086, hoàn thành vào năm 1094.

Ban đầu, chùa có 12 tòa nhà, sau đó được tôn tạo lại với quy mô rất lớn lên tới hơn 100 gian. Qua nhiều biến cố thời gian, kiến trúc cổ xưa của chùa Dạm đã không còn nguyên vẹn, nhưng những vết tích còn lại vẫn đủ để gợi nhắc về vẻ đẹp hoành tráng của ngôi đại tự cổ. Trong đó, nguyên vẹn nhất phải kể đến cây cột đá ngàn năm sừng sững nằm ở ngoài khuôn viên chùa.

Ban đầu, chùa có 12 tòa nhà, sau đó được tôn tạo lại với quy mô rất lớn lên tới hơn 100 gian. Qua nhiều biến cố thời gian, kiến trúc cổ xưa của chùa Dạm đã không còn nguyên vẹn, nhưng những vết tích còn lại vẫn đủ để gợi nhắc về vẻ đẹp hoành tráng của ngôi đại tự cổ. Trong đó, nguyên vẹn nhất phải kể đến cây cột đá ngàn năm sừng sững nằm ở ngoài khuôn viên chùa.

Cấu trúc cột đá được chia làm hai phần, phần cột và phần bệ. Cột đá này cao khoảng 5m, lưng tựa vào núi Đại Lãm (núi Dạm) mặt hướng về phía Đông, với cấu trúc gồm 2 phần: phần gốc hình vuông với tiết diện dài gần 2m; phần ngọn hình tròn có đường kính lên tới gần 1,5m.

Cấu trúc cột đá được chia làm hai phần, phần cột và phần bệ. Cột đá này cao khoảng 5m, lưng tựa vào núi Đại Lãm (núi Dạm) mặt hướng về phía Đông, với cấu trúc gồm 2 phần: phần gốc hình vuông với tiết diện dài gần 2m; phần ngọn hình tròn có đường kính lên tới gần 1,5m.

Điểm nhấn độc đáo nhất trên trụ đá là đôi rồng thời Lý tuyệt đẹp được chạm nổi, đầu rồng uy nghi với mào lửa vươn cao chầu ngọc.

Điểm nhấn độc đáo nhất trên trụ đá là đôi rồng thời Lý tuyệt đẹp được chạm nổi, đầu rồng uy nghi với mào lửa vươn cao chầu ngọc.

Thân rồng uyển chuyển uốn khúc hình chữ s quấn quanh cột, hai đuôi ngoắc vào nhau.

Thân rồng uyển chuyển uốn khúc hình chữ s quấn quanh cột, hai đuôi ngoắc vào nhau.

Ngay cả những chi tiết nhỏ nhất như vảy rồng, chân rồng với móng sắc nhọn cũng được người xưa chạm khắc rất chi tiết, tỉ mỉ.

Ngay cả những chi tiết nhỏ nhất như vảy rồng, chân rồng với móng sắc nhọn cũng được người xưa chạm khắc rất chi tiết, tỉ mỉ.

Bệ cột được trạm hoa văn sóng nước đặc trưng thời Lý.

Bệ cột được trạm hoa văn sóng nước đặc trưng thời Lý.

Tuy nhiên, hiện nay cỏ dại mọc um tùm, bao phủ kín gần hết cột đá.

Tuy nhiên, hiện nay cỏ dại mọc um tùm, bao phủ kín gần hết cột đá.

Trên cột đá có nhiều nét chạm trổ tinh xảo. Có nhiều ý kiến khác nhau về ý nghĩa của cột đá chùa Dạm. Có nhà nghiên cứu cho rằng, những cột đá này là biểu tượng sinh thực khí Linga và Yoni đã được Việt hóa, mang mơ ước mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no thịnh trị. Có ý kiến cho rằng cột đá mang dáng dấp của cột Chùa Một Cột.

Trên cột đá có nhiều nét chạm trổ tinh xảo. Có nhiều ý kiến khác nhau về ý nghĩa của cột đá chùa Dạm. Có nhà nghiên cứu cho rằng, những cột đá này là biểu tượng sinh thực khí Linga và Yoni đã được Việt hóa, mang mơ ước mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no thịnh trị. Có ý kiến cho rằng cột đá mang dáng dấp của cột Chùa Một Cột.

Hòa thượng Thích Thanh Dũng (trụ trì chùa Dạm) cho biết: "Cột đá là một trong những bảo vật quý hiếm mà vừa qua, chúng tôi đã báo cáo đề xuất công nhận bảo vật quốc gia. Dù chưa có kết luận khoa học cuối cùng nhưng có thể khẳng định, đây là cột đá độc nhất vô nhị chỉ có ở Bắc Ninh".

Hòa thượng Thích Thanh Dũng (trụ trì chùa Dạm) cho biết: "Cột đá là một trong những bảo vật quý hiếm mà vừa qua, chúng tôi đã báo cáo đề xuất công nhận bảo vật quốc gia. Dù chưa có kết luận khoa học cuối cùng nhưng có thể khẳng định, đây là cột đá độc nhất vô nhị chỉ có ở Bắc Ninh".

Chùa Dạm hiện nay vẫn đang trong thời kỳ khai quật, nhiều bí mật dưới lòng đất núi Dạm đang được hé mở, nhưng cột đá này vẫn là một bảo vật vô giá mà hàng nghìn năm qua đã sừng sững đứng trên đỉnh núi Dạm. Trải qua bao mưa nắng thăng trầm và cả những cuộc chiến tàn khốc, những hoa văn tinh xảo của cột đá vẫn nguyên vẹn xứng đáng là một kỳ quan vùng Kinh Bắc xưa. 

Chùa Dạm hiện nay vẫn đang trong thời kỳ khai quật, nhiều bí mật dưới lòng đất núi Dạm đang được hé mở, nhưng cột đá này vẫn là một bảo vật vô giá mà hàng nghìn năm qua đã sừng sững đứng trên đỉnh núi Dạm. Trải qua bao mưa nắng thăng trầm và cả những cuộc chiến tàn khốc, những hoa văn tinh xảo của cột đá vẫn nguyên vẹn xứng đáng là một kỳ quan vùng Kinh Bắc xưa. 

Nguồn: [Link nguồn]

Lắp ”mắt thần” theo dõi ngày đêm bảo vật nhiều tay nhất Việt Nam

Tượng Quán Thế Âm (Quan Âm) là bảo vật Quốc gia ở chùa Mễ Sở (Hưng Yên), có tới 1.113 tay và 1.113 mắt được tạo tác...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN