Lắp "mắt thần" theo dõi ngày đêm bảo vật nhiều tay nhất Việt Nam

Tượng Quán Thế Âm (Quan Âm) là bảo vật Quốc gia ở chùa Mễ Sở (Hưng Yên), có tới 1.113 tay và 1.113 mắt được tạo tác bằng gỗ mít. Toàn bộ tác phẩm cao 2,8m.

Chùa Mễ Sở (Văn Giang, Hưng Yên) có một Bảo vật Quốc gia mới được Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2019. Ngôi chùa nằm sát con đường lớn nên rất nhiều kẻ gian rình lấy trộm.

Chùa Mễ Sở (Văn Giang, Hưng Yên) có một Bảo vật Quốc gia mới được Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2019. Ngôi chùa nằm sát con đường lớn nên rất nhiều kẻ gian rình lấy trộm.

Tượng Quán Thế Âm (Quan Âm) nghìn mắt nghìn tay được đặt trong cổng tam quan của chùa, xung quanh và bên trong lắp rất nhiều camera để theo dõi ngày đêm.

Tượng Quán Thế Âm (Quan Âm) nghìn mắt nghìn tay được đặt trong cổng tam quan của chùa, xung quanh và bên trong lắp rất nhiều camera để theo dõi ngày đêm.

Dẫn chúng tôi lên tầng 2 cổng tam quan, nơi tượng Quán Thế Âm ngự là ông Lê Gia Toản, một trưởng thôn ở xã Mễ Sở. “Do có rất nhiều kẻ gian ngày đêm rình mò lấy trộm tượng Quan Âm, nên cổng tam quan luôn được khóa cẩn thận. Trước kia, người dân lên thắp hương thường xuyên, nhưng từ ngày bức tượng được công nhận là Bảo vật Quốc gia, chúng tôi chỉ mở cửa một ngày trong tháng cho người dân vào”, ông Toản nói.

Dẫn chúng tôi lên tầng 2 cổng tam quan, nơi tượng Quán Thế Âm ngự là ông Lê Gia Toản, một trưởng thôn ở xã Mễ Sở. “Do có rất nhiều kẻ gian ngày đêm rình mò lấy trộm tượng Quan Âm, nên cổng tam quan luôn được khóa cẩn thận. Trước kia, người dân lên thắp hương thường xuyên, nhưng từ ngày bức tượng được công nhận là Bảo vật Quốc gia, chúng tôi chỉ mở cửa một ngày trong tháng cho người dân vào”, ông Toản nói.

Theo vị trưởng thôn, tượng Quán Thế Âm đã 2 lần bị mất cắp. Lần thứ nhất vào năm 1988, sau khi trộm, kẻ gian đã chuyển lên Hà Nội tiêu thụ. “Các đối tượng táo tợn cắt cả đường dây điện thoại hòng gây khó khăn cho công tác liên lạc với các cấp có thẩm quyền. Nhưng sau đó bức tượng đã được Công an tỉnh Hải Hưng (nay là 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên) phối hợp cùng Công an TP.Hà Nội và Công an TP.Hải Phòng tìm thấy tại Hà Nội.

Theo vị trưởng thôn, tượng Quán Thế Âm đã 2 lần bị mất cắp. Lần thứ nhất vào năm 1988, sau khi trộm, kẻ gian đã chuyển lên Hà Nội tiêu thụ. “Các đối tượng táo tợn cắt cả đường dây điện thoại hòng gây khó khăn cho công tác liên lạc với các cấp có thẩm quyền. Nhưng sau đó bức tượng đã được Công an tỉnh Hải Hưng (nay là 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên) phối hợp cùng Công an TP.Hà Nội và Công an TP.Hải Phòng tìm thấy tại Hà Nội.

Lần mới đây vào năm 2016, thông qua những hình ảnh ghi lại được thì kẻ gian đóng giả làm thợ điện, cắt hệ thống camera bên ngoài. Ngay khi chúng bước vào nơi đặt tượng Phật Bà ở tầng 2, một đối tượng đã lấy sào bọc chiếc áo cũ che khuất camera cho đồng bọn đưa tượng ra ngoài", ông Toản cho biết.

Lần mới đây vào năm 2016, thông qua những hình ảnh ghi lại được thì kẻ gian đóng giả làm thợ điện, cắt hệ thống camera bên ngoài. Ngay khi chúng bước vào nơi đặt tượng Phật Bà ở tầng 2, một đối tượng đã lấy sào bọc chiếc áo cũ che khuất camera cho đồng bọn đưa tượng ra ngoài", ông Toản cho biết.

Để lấy được tượng, các đối tượng đã xếp toàn bộ đồ thờ xuống đất rồi bước chân lên hòm công đức để tạo thế đứng. Dựa trên những vết nứt vỡ trên tường, vị trưởng thôn tin rằng nhóm người này đã sử dụng dây thừng để thả tượng Quán Thế Âm từ tầng 2 xuống đất, rồi đưa ra xe ô tô chờ sẵn ngoài cổng.

Để lấy được tượng, các đối tượng đã xếp toàn bộ đồ thờ xuống đất rồi bước chân lên hòm công đức để tạo thế đứng. Dựa trên những vết nứt vỡ trên tường, vị trưởng thôn tin rằng nhóm người này đã sử dụng dây thừng để thả tượng Quán Thế Âm từ tầng 2 xuống đất, rồi đưa ra xe ô tô chờ sẵn ngoài cổng.

"Khi đó, chúng tôi báo lên công an huyện, công an tỉnh và Trung ương. Sau 10 ngày bị đánh cắp, tượng Phật bà đã được tìm thấy bên lề đường quốc lộ 5B, cách chùa khoảng 3km", ông Toản kể.

"Khi đó, chúng tôi báo lên công an huyện, công an tỉnh và Trung ương. Sau 10 ngày bị đánh cắp, tượng Phật bà đã được tìm thấy bên lề đường quốc lộ 5B, cách chùa khoảng 3km", ông Toản kể.

Thời điểm đó, nhiều cánh tay của bức tượng đã bị bẻ mất. Sau khi cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, bức bảo tượng được đưa về chùa Mễ Sở để làm lễ chắp tay.

Thời điểm đó, nhiều cánh tay của bức tượng đã bị bẻ mất. Sau khi cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, bức bảo tượng được đưa về chùa Mễ Sở để làm lễ chắp tay.

“Lúc tìm được tượng Phật Bà, người dân trong xã rất vui mừng, tự nguyện đóng góp tiền để tu sửa lại tượng”, vị trưởng thôn nói.

“Lúc tìm được tượng Phật Bà, người dân trong xã rất vui mừng, tự nguyện đóng góp tiền để tu sửa lại tượng”, vị trưởng thôn nói.

Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở là hiện vật gốc độc bản, có hình thức thể hiện độc đáo, được các nghệ nhân xưa tạo tác hoàn toàn bằng kỹ thuật điêu khắc thủ công truyền thống hết sức công phu, tiêu biểu cho nền mỹ thuật đầu thế kỷ thứ 19.

Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở là hiện vật gốc độc bản, có hình thức thể hiện độc đáo, được các nghệ nhân xưa tạo tác hoàn toàn bằng kỹ thuật điêu khắc thủ công truyền thống hết sức công phu, tiêu biểu cho nền mỹ thuật đầu thế kỷ thứ 19.

Pho tượng được tạo tác trong tư thế ngồi tọa thiền với kích thước khá lớn. Tượng cao 2,8m, riêng tượng Phật cao 1,4m, được chế tác bằng gỗ mít, có 1.113 tay, mắt.

Pho tượng được tạo tác trong tư thế ngồi tọa thiền với kích thước khá lớn. Tượng cao 2,8m, riêng tượng Phật cao 1,4m, được chế tác bằng gỗ mít, có 1.113 tay, mắt.

Đi kèm mỗi cánh tay là một con mắt được tạo tác tinh xảo trong lòng bàn tay và được chia ra thành nhiều tầng, lớp khác nhau.

Đi kèm mỗi cánh tay là một con mắt được tạo tác tinh xảo trong lòng bàn tay và được chia ra thành nhiều tầng, lớp khác nhau.

Đôi tay chính chắp trước ngực kết ấn chuẩn đề, đôi tay để trong lòng trước bụng kết ấn tam muội. Đôi tay lớn trên cùng được chụm lại trên đỉnh mũ thiên quan, đưa lên phía trên đỡ đài sen cùng tượng.

Đôi tay chính chắp trước ngực kết ấn chuẩn đề, đôi tay để trong lòng trước bụng kết ấn tam muội. Đôi tay lớn trên cùng được chụm lại trên đỉnh mũ thiên quan, đưa lên phía trên đỡ đài sen cùng tượng.

Điểm ấn tượng và độc đáo nhất của pho tượng này là có thêm một đôi tay phổ lễ ở phía sau lưng, tạo không gian mở đa chiều, hình tượng nghệ thuật vừa thân quen, vừa trang nghiêm về một vị thần thánh đầy linh nhiệm.

Điểm ấn tượng và độc đáo nhất của pho tượng này là có thêm một đôi tay phổ lễ ở phía sau lưng, tạo không gian mở đa chiều, hình tượng nghệ thuật vừa thân quen, vừa trang nghiêm về một vị thần thánh đầy linh nhiệm.

Tượng Phật Bà tại chùa Mễ Sở là bức tượng duy nhất ở Việt Nam có thêm đôi tay sau lưng, vị trưởng thôn thông tin.

Tượng Phật Bà tại chùa Mễ Sở là bức tượng duy nhất ở Việt Nam có thêm đôi tay sau lưng, vị trưởng thôn thông tin.

Đây là 1 trong 3 pho tượng được xếp vào hàng đỉnh cao của nghệ thuật tạo tác tượng Thiên thủ thiên nhãn cổ ở nước ta. Hai pho tượng còn lại là ở chùa Bút Tháp, tỉnh Bắc Ninh và chùa Đào Xuyên ở Hà Nội.

Đây là 1 trong 3 pho tượng được xếp vào hàng đỉnh cao của nghệ thuật tạo tác tượng Thiên thủ thiên nhãn cổ ở nước ta. Hai pho tượng còn lại là ở chùa Bút Tháp, tỉnh Bắc Ninh và chùa Đào Xuyên ở Hà Nội.

Nguồn: [Link nguồn]

Hà Nội có một bảo vật, tối nào cũng phải đem đi cất giấu

Từ khi biết giá trị của bảo vật, các cụ cao niên luôn cử người trông nom. Thế nhưng, kẻ gian đã nhiều lần cắt 3 lớp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Những kỉ lục guiness Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN