Bao nhiêu người đã tiếp xúc với ca nhiễm 237 người Thụy Điển?

Hiện nay, toàn bộ số F1 đã được chuyển đến bệnh viện để cách ly và lấy mẫu xét nghiệm, F2 đã được cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm.

Bộ Y tế họp trực tuyến với các bệnh viện có bệnh nhân số 237 đến khám và điều trị. (Ảnh: Lê Hảo) 

Bộ Y tế họp trực tuyến với các bệnh viện có bệnh nhân số 237 đến khám và điều trị. (Ảnh: Lê Hảo) 

Ngay sau khi Bộ Y tế công bố BN 237 người Thụy Điển nhiễm Covid-19, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội xác định số người có liên quan đến bệnh nhân này.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, sau 5 tiếng đồng hồ, trung tâm đã xác định được lịch trình của BN237. Theo đó, người này đã tiếp xúc tổng cộng với 101 trường hợp F1 và gần 200 F2.

Cụ thể, khách sạn nơi bệnh nhân 237 nhiễm Covid-19 lưu trú tại phường Bồ Đề, Long Biên có 12 trường hợp F1 đã được CDC Hà Nội lấy mẫu; Bệnh viện Việt Pháp 22 trường hợp F1, BV Đức Giang 18 trường hợp F1, Viện Huyết học truyền máu Trung ương có 45 F1, Bệnh viện E có 4 trường hợp F1.

Toàn bộ F1 đã được chuyển đến bệnh viện để cách ly và lấy mẫu xét nghiệm, F2 đã được cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm.

Cơ quan chức năng đã khử khuẩn toàn bộ tại các khoa của các bệnh viện và các nơi mà bệnh nhân đã lưu trú. Cách ly một số khoa tại các bệnh viện, thông báo tới các địa phương nơi bệnh nhân đã đến và có tiếp xúc, điều tra dịch tễ học quá trình di chuyển bằng đường bộ, kiểm tra camera để xác định tiếp xúc của bệnh nhân.

Theo điều tra ban đầu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, bệnh nhân số 237 có tiền sử bị bệnh bạch cầu cấp 4 năm, có điều trị bằng Nilotinib theo đơn nhưng đã bỏ thuốc 4 tháng nay. Do ảnh hưởng của bệnh nên bệnh nhân thường có biểu hiện buồn ngủ và dễ quên.

Theo thông tin từ Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm, khoảng 11h30 ngày 26/3, bệnh nhân bị ngất và ngã trên vỉa hè thuộc khu vực ngã tư Cầu Gỗ- Gia Ngư thuộc phường Hàng Bạc.

Sau đó, bệnh nhân được công an phường gọi xe 115 đưa đi khám bệnh tại Bệnh viện Việt Pháp (cơ sở Phương Mai) vì là người nước ngoài. Lúc đưa bệnh nhân lên xe có 1 cán bộ y tế của Trạm y tế phường Hàng Bạc tham gia bế vác bệnh nhân lên xe cứu thương (không mặc phòng hộ cá nhân).

Đại diện Bệnh viện Việt Pháp, cơ sở y tế mà bệnh nhân được chuyển tới đầu tiên cho biết, khoảng 13h22 ngày 26/3, bệnh nhân được xe cứu thương đưa đến Bệnh viện Việt Pháp trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc được.

Tại đây, bệnh nhân được hướng dẫn đưa vào phòng cách ly ngay tại cổng vào của Bệnh viện để thực hiện khám sàng lọc, điền tờ khai y tế.

Sau khi làm xong tờ khai y tế và qua khai thác sơ bộ (bệnh nhân không có tiền sử đi về từ các vùng dịch quốc tế trong vòng 14 ngày gần đây, không có biểu hiện sốt hay ho), bệnh nhân được nhân viên tiếp đón đưa đi làm các thủ tục khám bệnh theo quy trình của bệnh viện.

Tại bệnh viện, bệnh nhân được khám tại Khoa Cấp cứu, Khoa Nội hô hấp, Khoa Da liễu, Khoa Nội thần kinh (bác sĩ khám chỉ đeo khẩu trang thông thường và mặc đồng phục của bệnh viện, không mặc đầy đủ phòng hộ cá nhân).

Sau đó, bệnh nhân được đưa đi làm xét nghiệm máu, chụp MRI. Căn cứ vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, các bác sỹ chỉ định bệnh nhân nhập viện.

Tuy nhiên, do bệnh nhân không có tiền để chi trả chi phí khám chữa bệnh, nên bệnh nhân từ chối nhập viện và đã ký vào bản từ chối nhập viện không theo chỉ định của bác sỹ. Bệnh viện đã giữ lại hộ chiếu và cho bệnh nhân đi về (nhân viên lễ tân của Bệnh viện bắt taxi cho bệnh nhân về), đồng thời hẹn tái khám sau 4 ngày và lấy lại hộ chiếu.

Ngày 30/3, bệnh nhân quay trở lại bệnh viện tái khám theo lịch hẹn. Song do bệnh nhân vẫn không thanh toán được chi phí khám chữa bệnh nên bệnh viện tiếp tục cho bệnh nhân về.

Sau đó, nhân viên lễ tân bệnh viện bắt taxi cho bệnh nhân đi về. Tối 1/4, bệnh viện nhận được điện thoại của chủ khách sạn nơi bệnh nhân đang lưu trú, thông báo về tình trạng bệnh nhân đang bị xuất huyết mũi, rất mệt mỏi.

Sau đó, Bệnh viện đã hướng dẫn khách sạn đưa bệnh nhân đến khám tại Viện Huyết học truyền máu Trung ương (do tình trạng hiện tại và kết quả xét nghiệm công thức máu có chỉ số bạch cầu tăng cao).

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Trường hợp F4 đầu tiên ở Việt Nam mắc Covid-19 như thế nào?

Từ ca bệnh 161 điều trị ở Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện thêm 4 ca mắc Covid-19 có liên quan, mới nhất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN