"Bác sĩ" tiết lộ bí quyết cứu cây cổ thụ bạc tỷ

Sự kiện: Cây cảnh hoa cảnh

Chỉ với bộ đồ nghề gồm mũi khoan và túi truyền dịch, “bác sĩ” ở Sa Pa đã “chẩn bệnh” và cứu sống thành công nhiều cây cảnh có giá trị bạc tỷ.

"Bác sĩ" tiết lộ bí quyết cứu cây cổ thụ bạc tỷ - 1

Anh Lê Minh tìm “mạch” để truyền dịch cho những cây vối nhiều năm tuổi ở Hà Nội mới đánh từ rừng về

Trong giới chơi cây cảnh, anh Lê Minh (SN 1970, huyện Sa Pa, Lào Cai), được biết đến là một trong những người sở hữu những cây thạch lựu “khủng”. Ngoài ra, anh còn nổi tiếng với nghề cứu cây cảnh. Mọi người thường gọi anh với cái tên thân thộc “bác sĩ cứu cây”.

Anh Minh không tự nhận mình là một chuyên gia nhưng rất yêu nghề. Anh Minh cho biết, sinh ra và lớn lên ở Nam Định, sau khi tốt nghiệp ĐH Lâm Nghiệp – Khoa trồng trọt cách đây 30 năm, anh lên công tác ở Sa Pa (Lào Cai).

Hơn 10 năm trước anh Minh gặp được một người bạn Nhật Bản là tổng giám đốc của một vườn cây cảnh. Biết anh Minh thích cây cảnh, lại có đam mê chữa bệnh cho cây nên người này chỉ anh phương pháp cứu cây cũng như cách pha chế thuốc truyền dịch.

Có được công thức người bạn Nhật Bản chỉ dẫn, anh Minh áp dụng vào thực tế và cứu được những cây thạch lựu cổ đang bị héo úa sau khi được đưa từ trên núi đá về. Hiện, những cây thạch lưu này đang sinh trưởng, phát triển tốt và được đặt tại vườn của anh Minh ở Sa Pa.

"Bác sĩ" tiết lộ bí quyết cứu cây cổ thụ bạc tỷ - 2

Anh Minh khoan cây để truyền dịch

Với kinh nghiệm hơn 10 năm đi cứu cây, bằng mắt thường vị "bác sĩ" này có thế biết cây có thể cứu được hay không. Theo anh Minh, nếu nhìn thấy vỏ cây đang tách khỏi thân thì không thể cứu được.

“Cơ thể con người khi ốm đau, bệnh tật thì phải truyền đạm, truyền nước. Cây cũng vậy. Nếu bứng cây về nhưng bị mất rễ, cây sẽ mất nước và rất khó sống vì môi trường bị thay đổi. Vì vậy, trong thời gian này, phải truyền dịch kích thích rễ, tăng nguồn nước cho cây để cây sống và sinh trưởng”, anh Minh chia sẻ.

Đồ nghề đi cứu cây của anh Minh cũng rất đơn giản: Gồm 1 mũi khoan, ống truyền dịch và không thể thiếu những túi truyền dịch (mỗi một túi nặng 1kg). Túi truyền dịch như một chất dinh dưỡng, gồm 95% là chất kích thích cho bộ rễ phát triển, 5% tăng nguồn nước cho cây.

"Bác sĩ" tiết lộ bí quyết cứu cây cổ thụ bạc tỷ - 3

Tùy theo kích thước và độ sinh trưởng của cây, anh Minh đặt nhiều túi hay ít túi truyền dịch

Chia sẻ về kinh nghiệm cứu cây, anh Minh cho biết, trước hết mình phải nhìn cây xem có cứu được không. Nếu cây có khả năng sống, anh bắt đầu “bắt mạch” của cây để khoan và đặt túi truyền dịch.

Theo anh Minh, sau khi cắm truyền dịch, kiểm tra nếu cây khỏe thì 10 -15 ngày là hút hết dịch, nếu cây yếu phải 30 -40 ngày mới hút hết. Sau 3-4 tháng, cây nẩy mầm xanh tốt thì không cần truyền dịch nữa.

Anh Hùng, một chủ vườn ở Ga Lâm (Hà Nội) cho biết: Những cây vối tôi mang từ rừng về thân rất lớn, khoảng 300 năm tuổi, cây rất yếu. Tôi có nhờ anh Minh truyền dịch, sau 2 tháng cây đã đâm trồi, nẩy lộc ở các tay tán. Rất tin tưởng vào nghề của anh Minh".

"Bác sĩ" tiết lộ bí quyết cứu cây cổ thụ bạc tỷ - 4

Cây thạch lựu cổ đại được anh Minh đánh từ một ngọt núi cao ở Lào về. Bằng phương pháp truyền dịch, hiện cây sinh trưởng tốt

Trong suốt những năm làm nghề, anh Minh đã cứu hàng nghìn cây, mang lại niềm vui cho rất nhiều người yêu cây cảnh.

“Tôi thường cứu những cây cổ thụ có giá trị ở các nhà vườn lớn, có những cây giá lên tới 20-30 tỷ đồng. Trong vườn nhà tôi có mấy cây thạch lựu cổ đại mà tôi cứu cách đây gần 10 năm”, anh Minh nói.

Mong ước lớn nhất của vị "bác sĩ" này là truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ sau và có một nhà máy nhỏ chuyên sản xuất chất truyền dịch cứu cây.

Lão “khùng” bỏ 6 cây vàng mua cây đa có bộ dăm tán ”hiếm có khó tìm”

Nhiều năm trước, ông Lộc đã mua cây đa cảnh với giá 6 cây vàng, nhiều người chê bai, nói ông đầu óc có vấn đề vì...


 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Cây cảnh hoa cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN