Ấn Độ phóng vệ tinh nặng nhất từ trước đến nay

Vệ tinh viễn thông nặng nhất của Ấn Độ có tên GSAT 10 nặng 3.400kg, được phóng thành công từ trạm vũ trụ Guiana của Pháp vào ngày hôm qua (29/9).

Do tên lửa đẩy của Ấn Độ vẫn đang trong quá trình phát triển nên Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã lựu chọn sử dụng tên lửa đẩy Ariane-5 của cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) để phóng vệ tinh thứ 101 của nước này.

Một quan chức của ISRO cho biết tên lửa Ariane-5 mang theo vệ tinh GSAT 10 của Ấn Độ đã được phóng thành công từ trạm vũ trụ Guiana, vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp nằm ở bờ Bắc của Nam Mỹ, vào sáng ngày hôm qua 29/9 (theo giờ địa phương).

Khoảng 30 phút và 45 giây sau khi rời khỏi bệ phóng, vệ tinh GSAT 10 đã đi vào quỹ đạo thiết kế. Trung tâm điều khiển mặt đất của ISRO đã nhận được tín hiệu và kiểm soát được vệ tinh này ngay sau khi nó bay vào quỹ đạo.

Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy các thiết hệ thống trên vệ tinh GSAT 10, bao gồm điện, nhiệt độ, hệ thống điều khiển, cảm ứng đều rất tốt. Bước tiếp theo, vệ tinh này sẽ được điều khiển các tấm pin mặt trời hướng về phía Mặt trời. Dự kiến, vệ tinh GSAT 10 sẽ bắt đầu hoạt động vào giữa tháng 10 tới.

Vệ tinh mang GSAT 10, mang theo 30 bộ tiếp sóng và 1 tổ hợp điều khiển không gian kết nối với tàu Gagan, sẽ tạo ra những bước đột phá lớn trong lĩnh vực thông tin liên lạc, giải trí và hàng không dân dụng. Đây cũng là vệ tinh lớn nhất của Ấn Độ với trọng lượng 3.400kg được phóng lên quỹ đạo Trái đất từ trước tới nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Phong (Theo TOI) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN