4 chính sách mới về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn đến 5 tuổi.
Năm 2023, chính sách về tuổi nghỉ hưu, lương hưu, mức đóng vào quỹ hưu trí với cán bộ, công chức, viên chức có một số thay đổi.
1. Tiếp tục tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động
Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 135/2020/NĐ-CP , tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh tăng theo lộ trình cho đến khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Năm 2023 là năm thứ 3 thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ của người lao động.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu sẽ tăng thêm 03 tháng với nam và 04 tháng với nữ.
Đơn cử, nếu người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì tuổi nghỉ hưu năm 2023 như sau:
- Đối nam là từ đủ 60 tuổi 09 tháng. Ví dụ: lao động nam sinh vào tháng 7/1962 sẽ được nghỉ hưu vào tháng 5/2023.
- Đối nữ là từ đủ 56 tuổi. Ví dụ: lao động nữ sinh vào tháng 5/1967 sẽ được nghỉ hưu vào tháng 6/2023.
Đây là độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, vẫn có trường hợp người lao động được về hưu sớm hơn 5 năm, thậm chí là 10 năm.
Đơn cử, với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn đến 05 tuổi.
(Tức là đủ 55 tuổi 9 tháng với nam và đủ 51 tuổi với nữ)
2. Tăng 12,5% lương hưu
Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.
Nngoài việc tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng thì còn tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp.
Năm 2022, mặc dù không tăng lương cơ sở nhưng nhiều đối tượng đã được tăng thêm 7,4% lương hưu, trợ cấp BHXH theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP .
Chi tiết đối tượng nào được tăng lương hưu năm 2023 sẽ do Chính phủ hướng dẫn chi tiết.
3. Tăng mức hưởng lương hưu tối thiểu
Hiện hành, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ bằng mức lương cơ sở (khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 )
Do có sự điều chỉnh về lương cơ sở 2023 nên mức hưởng lương hưu tối thiểu sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 1/-7-2023.
4. Tăng mức đóng vào quỹ hưu trí của cán bộ, công chức, viên chức
Mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất của cán bộ, công chức, viên chức bằng 8% nhân với tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp.
Mức đóng = 8% x Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)
Riêng đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất bằng 8% mức lương cơ sở.
Mức đóng = 8% x Mức lương cơ sở
Như vậy, khi tăng lương tối thiểu lên 1.800.000 đồng/tháng từ 1-7-2023 thì mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ tăng theo.
Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 , công thức tính mức hưởng lương hưu như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Việc tăng mức đóng vào quỹ hưu trí cũng đồng nghĩa với việc cán bộ, công chức, viên chức sau này khi về hưu sẽ nhận được khoản lương hưu cao hơn, bởi mức hưởng lương hưu sẽ căn cứ vào mức đóng BHXH.
Trên đây là 04 chính sách mới về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023.
Lương hưu nhận từ Quỹ hưu trí tự nguyện được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Nguồn: [Link nguồn]