10 tháng, 13 trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin

Từ tháng 7/2012 đến nay sinh mạng của 13 em bé đã bị cướp đi sau khi tiêm vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Những năm gần đây, số trẻ bị tử vong sau khi tiêm vắc-xin tăng đáng kể, đặc biệt từ tháng 12/2012 đến nay.

Từ ngày 7 đến 12/12/2012, có 3 trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin tại Nghệ An. Sau đó, Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã cho dừng lô vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem và OPV đã tiêm cho 3 trẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đã gửi mẫu vắc-xin về Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin, sinh phẩm y tế để kiểm định.

Ngày 23/10/2012, một em bé 4 tháng tuổi được mẹ đưa đến trạm y tế Linh Trung, Thủ Đức, tiêm văcxin 5 trong 1. Trước khi tiêm, bé có hiện tượng nghẹt mũi, nhiệt độ cơ thể 36,5 độ C. 30 phút sau tiêm bé không có phản ứng bất thường. 2 giờ sau tiêm, bé uống thuốc hạ sốt, bắt đầu tím tái rồi ngưng tim ngưng thở vài giờ sau đó.

10 tháng, 13 trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin - 1

Người mẹ đau xót trước cái chết của đứa con trai

Tiếp đó, ngày 4/1/2013, cháu bé 3 tháng tuổi Nguyễn Thanh Long (Yên Khê, Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội) đã tử vong sau tiêm vắc-xin. Loại vacxin vì, vacxin thực tế là các virus được làm yếu, hệ miễn dịch nhận diện vắc-xin là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ" chúng.

Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn) được tiêm chủng cho cháu là vắc -xin Quinvaxen phòng các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ và uống bại liệt. Thời hạn sử dụng trên vắc xin đến năm 2015.10 ngày sau, (16/3), lại thêm một trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin “5 trong 1” Quinvaxem,  Thật thương tâm, trẻ 4 tháng tuổi tiêm phòng vắc xin tại trung tâm y tế TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Đầu tháng 5/2013, Bộ Y tế cho dừng tiêm vắc xin “5 trong 1” Quinvaxem để kiểm tra lại loại vắc xin này.

Sự việc thương tâm gần đây nhất, ngày 20/7, tại Quảng Trị, 3 đứa trẻ vừa một ngày tuổi, chào đời, đã vĩnh viễn ra đi sau khi tiêm vắc xin viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.

10 tháng, 13 trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin - 2

Người nhà đau đớn trước cái chết của trẻ sau tiêm vắc- xin

Theo Cục Y tế dự phòng, khi sử dụng vắc-xin có thể xảy ra phản ứng do những nguyên nhân khác nhau. Việc xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng nói trên là đáng tiếc. Tuy nhiên, việc tiêm chủng vắcxin phòng bệnh cho trẻ em là cần thiết để bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra. 

Cùng một ngày, 3 đứa trẻ vừa một ngày tuổi tử vong đang gây chấn động và thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đến thời điểm hiện nay, nguyên nhân tử vong vẫn chưa được kết luận chính thức, nhưng các chuyên gia Bộ Y tế “tạm” khẳng định các cháu bị sốc phản vệ.

Trong lúc dư luận vẫn còn bàng hoàng sau vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B, một ngày sau (21/7), một sinh linh bé nhỏ tại Bình Thuận qua đời sau khi tiêm vắc-xin loại này. Như vậy, chỉ trong 2 ngày liên tiếp, vắc-xin – tiêm chủng để phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe đã lấy đi 4 sinh mạng trẻ sơ sinh – mần non, tương lai đất nước. Nhưng 4 ngày trôi qua, vẫn chưa có kết luận chính thức từ Bộ Y tế.

Hôm qua, (24/7), Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có giải thích về việc không đến thăm gia đình 3 trẻ sơ sinh tử vong khi bà đang công tác tại Quảng Trị.

Ngày 21/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có chuyến công tác tại tỉnh Quảng Trị. Mặc dù tham gia các sự kiện tại tỉnh Quảng Trị, nhưng người đứng đầu ngành y tế lại không đến thăm hỏi và chia sẻ với các gia đình có con bị tử vong. Cũng tại đây, khi phóng viên đề nghị Bộ trưởng phát ngôn về việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc-xin Viêm gan B, bà đã từ chối trả lời với lý do đã có đoàn công tác của Bộ Y tế nắm bắt thông tin và trả lời báo chí.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, lý do đi công tác Quảng Trị để họp với UBND tỉnh về nhiều nội dung công việc khác. Lịch trình, chuyến bay... đã được bố trí kín lịch. Do vậy, bà không thể bố trí thời gian đi thăm các gia đình có cháu bé bị tử vong.

Hiện tại, nguyên nhân của sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra làm rõ. Bộ trưởng Tiến cho biết, hiện nay bà cũng đang thúc giục các đơn vị chức năng nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Bộ Y tế đã lấy mẫu, đưa đi kiểm tra tại các cơ quan chuyên môn trong nước và quốc tế.

Chiều 22/7, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản khẩn thông báo tạm ngừng sử dụng trên toàn quốc 2 lô vắc-xin viêm gan B V-GB020812E và V-GB030812E, hạn dùng 07-2015, SĐK: QLVX-0376-11, do Công ty Vắc-xin và Sinh phẩm y tế số 1 (Vabiotech) sản xuất. Theo đó, cục yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia phối hợp với Vabiotech gửi thông báo tạm ngừng sử dụng tới những nơi phân phối, sử dụng các lô vắc-xin viêm gan B nói trên, đồng thời yêu cầu các đơn vị này bảo quản theo đúng điều kiện quy định ghi trên nhãn.

GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, ngoài 2 lô vắc-xin tạm dừng sử dụng do liên quan các trường hợp tử vong tại tỉnh Quảng Trị, 2 lô vắc-xin còn lại trong chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia vẫn được sử dụng bình thường.

Trước những nghi ngại của dư luận về việc tiêm vắc-xin cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, ngày 24/7, đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định tiếp tục đề nghị rằng trẻ cần được tiêm mũi chủng ngừa viêm gan B đầu tiên trong vòng 24 giờ sau khi sinh và 3 mũi bổ sung sau đó trong vòng 1-15 tháng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo D.Thu ([Tên nguồn])
Trẻ tử vong sau tiêm vắc xin Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN