Giải mã bệnh chàm: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh chàm (hay còn gọi là viêm da cơ địa) là một tình trạng viêm da mãn tính phổ biến, bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh chàm không chỉ gây mất thẩm mỹ da mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời.

Các triệu chứng của bệnh chàm

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, dưới đây là các biểu hiện chung phổ biến:

- Da khô, bong tróc, nứt nẻ.

- Ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.

Da khô, nứt nẻ, ngứa vào ban đêm

Da khô, nứt nẻ, ngứa vào ban đêm

- Xuất hiện mảng da đỏ, sưng, rỉ dịch hoặc có vảy.

- Da dày lên, sạm màu ở những vùng bị tổn thương lâu ngày.

Xuất hiện mảng da đỏ, sưng, rỉ dịch hoặc có vảy

Xuất hiện mảng da đỏ, sưng, rỉ dịch hoặc có vảy

Một số thể chàm, như viêm da tiếp xúc có thể gây phồng rộp, mụn nước và đau rát khi da tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Gây mất thẩm mỹ da

Bệnh chàm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi

Bệnh chàm có thể khởi phát ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường dễ gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở người trưởng thành với các triệu chứng và do nhiều yếu tố khác nhau. Bệnh có xu hướng kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần và dễ bị kích hoạt - gây ra khi da tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường.

Bệnh chàm thường dễ gặp nhất ở trẻ em

Bệnh chàm thường dễ gặp nhất ở trẻ em

Những yếu tố gây bệnh chàm

Nguyên nhân chính xác của bệnh chàm vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng bệnh có thể bắt nguồn từ sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh chàm, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng, nguy cơ mắc bệnh ở các thành viên còn lại sẽ cao hơn.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác gây ra bệnh chàm, chẳng hạn như:

- Thời tiết hanh khô, lạnh hoặc thay đổi đột ngột.

- Tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa mạnh.

- Căng thẳng kéo dài.

- Dị ứng thực phẩm hoặc phấn hoa.

- Xảy ra khi da tiếp xúc với kim loại, mỹ phẩm, nước hoa...

Bệnh chàm có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau

Bệnh chàm có thể xuất hiện ở mặt, tay, chân, cổ, lưng hoặc các vùng da gấp như khuỷu tay và đầu gối. Với trẻ nhỏ, bệnh thường xuất hiện trên mặt, đặc biệt là má, trong khi người lớn sẽ hay bị ở tay và chân (một số trường hợp đặc biệt còn bị chàm da đầu hoặc chàm quanh mắt).

Người lớn thường bị chàm ở tay và chân

Người lớn thường bị chàm ở tay và chân

Chẩn đoán và điều trị bệnh chàm

Việc chẩn đoán và điều trị bệnh chàm cần được thực hiện bởi bác sĩ da liễu. Bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng, tiền sử gia đình và có thể yêu cầu làm xét nghiệm dị ứng hoặc sinh thiết da để loại trừ các bệnh da liễu khác.

Bệnh chàm cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ da liễu

Bệnh chàm cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ da liễu

Hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh chàm, nhưng kết hợp các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát triệu chứng và kéo dài thời gian thuyên giảm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh chàm phổ biến:

- Dưỡng ẩm da hằng ngày bằng kem dưỡng không mùi, không chứa chất gây kích ứng.

- Thuốc bôi chứa corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch.

- Thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa.

- Liệu pháp ánh sáng (phototherapy) cho những trường hợp nặng.

Lời kết

Bệnh chàm là một tình trạng da liễu mãn tính phổ biến, tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát các triệu chứng hiệu quả. Hãy đến gặp bác sĩ da liễu khi bạn nhận thấy các triệu chứng của bệnh chàm để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời nhé!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN