Chuyên gia giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh lý hen phế quản

Hen phế quản có chữa được không, có lây không, hen phế quản có nguy hiểm không, hen thì nên ăn gì, kiêng gì, nguyên nhân gây bệnh… là những thắc mắc thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc hen phế quản. Trong nội dung bài viết dưới đây, Lương y – Dược sỹ Tào Văn Chiến sẽ giải đáp những thắc mắc này.

Bệnh hen phế quản có lây không?

Lương y – Dược sỹ Tào Văn Chiến khẳng định hen phế quản là bệnh không lây như nhiều người vẫn nghĩ. Mặc dù không lây nhưng hen phế quản là bệnh có di truyền, đặc biệt nếu cả bố và mẹ đều mắc hen phế quản thì khả năng con mắc bệnh là trên 50%. Nếu bố hoặc mẹ mắc hen thì tỷ lệ con có khả năng mắc hen là 30%. Những trẻ có cơ địa dị ứng, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm cũng có nguy cơ mắc hen cao hơn.

Những dấu hiệu của bệnh hen phế quản

Các triệu chứng điển hình của hen phế quản gồm 4 triệu chứng: ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Thông thường nếu gặp nhiều hơn 1 trong các triệu chứng này thì nguy cơ cao mắc hen phế quản, ngoài ra, có thể cân nhắc các yếu tố sau:

- Các triệu chứng thay đổi theo THỜI GIAN và CƯỜNG ĐỘ

- Triệu chứng xấu đi vào ban đêm hay khi thức dậy

- Triệu chứng có thể khởi phát khi tập thể dục, cười lớn, tiếp xúc dị nguyên hay không khí lạnh

- Các triệu chứng trở nên xấu đi khi nhiễm trùng hô hấp, nhiễm vi rút

Mắc bệnh hen phế quản nên kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm người bệnh hen không nên ăn như trái cây khô (chứa nhiều sulfite không có lợi cho bệnh hen); Chất kích thích: tăng tiết dịch, khiến triệu chứng của hen nặng hơn; Thức ăn mặn; Thực phẩm bảo quản chứa natri bisulfit .

Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E, vitamin C, glutathione, beta-caroten như cam, quýt, bưởi, các loại rau xanh như rau ngót, cần tây, rau đay, mồng tơi, cải xanh...

Hen phế quản có nguy hiểm không?

Theo Lương y – Dược sỹ Tào Văn Chiến, bệnh hen phế quản là bệnh mạn tính và có tiến triển nặng dần theo thời gian, nếu không được kiểm soát bệnh rất dễ tái phát, trở nặng và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như tràn khí màng phổi, tâm phế mạn tính, khí phế thủng, xẹp phổi…Trong những cơn hen phế quản cấp bệnh nhân cảm thấy đau ngực, khó thở, nghẹt thở và không được xử lý kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong trong vài phút.

Hen phế quản có thế gây tử vong

Hen phế quản có thế gây tử vong

Hen phế quản nguyên nhân do đâu?

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh hen phế quản. Tuy nhiên, theo thực tế nghiên cứu thì có hai yếu tố cơ bản gây ra hen phế quản:

- Yếu tố môi trường: Ô nhiễm môi trường, khói bụi, hút thuốc lá, lông động vật, phấn hoa, thời tiết thay đổi hay nhiễm trùng đường hô hấp là những tác nhân trong yếu tố môi trường gây bệnh hen phế quản.

- Yếu tố cơ địa: Do gen di truyền, cơ địa dị ứng, giới tính, béo phì…

- Ngoài ra còn một số tác nhân khác như chế độ ăn, sử dụng thuốc điều trị…cũng là những yếu tố có thể gây ra bệnh hen.

Bệnh hen phế quản có chữa được không?

Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được. Nếu bệnh được kiểm soát đúng cách thì có thể đạt được các tiêu chí sau:

- Không có triệu chứng hen ban ngày.

- Không thức giấc vào ban đêm do hen phế quản

- Không phải đi cấp cứu, bệnh viện vì cơn hen

- Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường, không nghỉ học do hen.

- Chức năng phổi trở về bình thường.

Người mắc hen phế quản được điều trị tốt có thể sinh hoạt như người bình thường. Điều trị hen phế quản cần phối hợp tốt giữa hai nhóm thuốc: Thuốc cắt cơn (giãn phế quản) và thuốc dự phòng. Điều trị dự phòng là chìa khóa giúp hạn chế tần suất tái phát cơn hen, giảm những ảnh hưởng và biến chứng của hen.

Hiện nay giải pháp dùng thuốc hen thảo dược để dự phòng hen phế quản đang mang lại hiệu quả cao trong điều trị, được nhiều chuyên gia và bệnh nhân tin tưởng. Thuốc hiện là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược duy nhất đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.

Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen phế quản qua hotline (miễn phí): 1800 545435

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Chuyên gia giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh lý hen phế quản - 2

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

  • Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.
  • Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàndành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Hen phế quản – hen suyễn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN