Bệnh hen phế quản có chữa khỏi hoàn toàn được không? Biến chứng của hen phế quản

Hen phế quản là căn bệnh mạn tính diễn biến âm thầm nhưng gây nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hen phế quản có thể làm suy giảm thậm chí làm mất khả năng lao động của người bệnh, quá trình điều trị cũng kéo dài và vô cùng tốn kém. Khi được chẩn đoán mắc hen phế quản, băn khoăn lớn nhất của người bệnh chính là bệnh hen phế quản có chữa khỏi hoàn toàn được không? Biến chứng của hen phế quản là gì? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau.

Hen phế quản – Những con số biết nói

Trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen phế quản, chi phí điều trị trung bình 500 USD cho mỗi người/năm. Tính riêng tại nước ta hiện có hơn 4 triệu người mắc bệnh hen phế quản (chiếm khoảng 5% dân số) với chi phí điều trị trung bình 301 USD/người/năm và ít nhất 3.000 người tử vong do bệnh hen phế quản mỗi năm.

Đáng báo động là tình trạng trẻ mắc hen phế quản hiện không ngừng gia tăng, có 6 – 8% số trẻ dưới 4 tuổi đang phải “chiến đấu” với căn bệnh này mỗi ngày. Học sinh nội thành có gần 13% mắc hen.

Mặc dù hen phế quản là bệnh lý phổ biến và gây ảnh hưởng thường xuyên tới chất lượng cuộc sống nhưng nhiều người bệnh còn thiếu kiến thức về bệnh lý và cách phòng bệnh, đánh giá thấp biểu hiện và mức độ nguy hiểm của hen phế quản, còn thiếu những thông tin cập nhật cần thiết.

Bệnh hen phế quản có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

Hen phế quản là bệnh mạn tính, có nghĩa là bệnh kéo dài và cơn hen có thể trở lại nếu không điều trị dự phòng tốt, điều này có nghĩa là bệnh hen phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn. Và dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể dễ dàng kiểm soát nếu bệnh nhân tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Mục tiêu kiểm soát hen phế quản hiện nay bao gồm 6 mục tiêu chính:

- Không có biểu hiện của hen;

- Bệnh nhân không nhập viện, không cấp cứu;

- Hạn chế tối đa hoặc không cần dùng thuốc cắt cơn;

- Người bệnh không nghỉ việc, không nghỉ học;

- Lưu lượng đỉnh gần như bình thường (khoảng 80%);

- Không gặp tác dụng phụ do thuốc.

Biến chứng của hen phế quản khi người bệnh điều trị không đúng cách

Bệnh khi đã kéo dài và không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Biến dạng lồng ngực có thể gặp trong các trường hợp bị hen phế quản từ lúc còn nhỏ, lồng ngực căng tròn, xương ức nhô ra phía trước hoặc lồng ngực nở rộng ở phía trước.

- Biến chứng do điều trị, thường do người bệnh quá lạm dụng một số loại thuốc, do dùng nhiều loại thuốc corticoide gây nên hội chứng Cushing, loãng xương, nhiễm khuẩn dai dẳng, bệnh tâm thần - thần kinh; nếu dùng quá nhiều các loại thuốc như adrenalin có thể bị tử vong đột ngột hoặc mắc hội chứng phổi bị ức chế.

- Biến chứng suy hô hấp mạn tính có thể dẫn đến suy tim do bệnh phổi, nếu một phế quản người bệnh bị tắc nghẽn nặng, người bệnh luôn luôn tím tái, khó thở và sau đó tim bị suy với các triệu chứng phù, đi tiểu ít, gan to... và người bệnh dễ bị tàn phế; biến chứng này thường gặp ở những người lớn tuổi, bị bệnh hen phế quản lâu năm nhưng không được điều trị chu đáo, không tuân thủ phác đồ điều trị.

- Với trẻ nhỏ, có thể xuất hiện biến chứng chậm phát triển thể chất. Khi ra khỏi cơn hen cấp tính, hầu như trẻ vẫn khỏe mạnh, chạy nhảy như mọi đứa trẻ bình thường. Tuy nhiên, nếu không có phác đồ cắt cơn hiệu quả hoặc trẻ không được điều trị theo kế hoạch phòng ngừa cơn tốt, mức độ cơn hen phế quản diễn ra nặng nề kèm theo tần suất nhiều lần trong ngày về lâu dài có thể làm tổn thương đến cấu trúc của phổi và đường dẫn khí. Hệ thống phế quản sẽ bị tắc nghẽn mạn tính, trẻ bị khó thở liên tục, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ do đó ảnh hưởng đến sản sinh hormone tăng trưởng kết hợp với trẻ bị giảm khả năng hoạt động thể lực dẫn đến chậm phát triển thể chất.

Điều trị hen phế quản theo phác đồ chuẩn

Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu mà hen phế quản có thể gây ra, người bệnh cần làm tốt 3 vấn đề:

- Tránh xa các nguyên nhân gây khởi phát cơn hen phế quản.

- Biết cách dùng thuốc cắt cơn và xử trí cơn hen phế quản khi lên cơn hen cấp tính. Nắm được các dấu hiệu tăng nặng của bệnh để có thể đi cấp cứu kịp thời.

- Điều trị dự phòng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc điều trị dự phòng không có tác dụng nhanh như thuốc cắt cơn nhưng lại vô cùng giá trị trong việc kiểm soát tình trạng viêm vốn có của đường thở. Dự phòng tốt thì người bệnh không cần dùng thuốc cắt cơn hen cấp tính, chức năng phổi gần về bình thường, người bệnh đạt được 6 mục tiêu kiểm soát hen.

Bước tiến mới trong chương trình kiểm soát hen phế quản triệt để

Chương trình kiểm soát hen phế quản triệt để (gọi tắt là GOAL – Gaining Optimal Athma Control) là một bước tiến mới trong chương trình phòng chống hen phế quản toàn cầu (GINA). Đây là mô hình kiểm soát hen phế quản mới và hiệu quả tại cộng đồng và gia đình theo hướng lấy điều trị dự phòng làm chủ yếu. Chương trình được đặt ra theo 6 mục tiêu kiểm soát hen; Toàn bộ tiêu chí đó phải được duy trì liên tục ít nhất 7-8 tuần (giai đoạn 1) và kéo dài đến tuần thứ 56 (giai đoạn 2), ngăn chặn khả năng tái phát hen trong một thời gian dài.

Để đạt được đủ 6 mục tiêu trên ngoài điều trị cắt cơn thì vai trò của điều trị dự phòng vô cùng quan trọng.

Điều trị dự phòng hen phế quản hiện nay có thể sử dụng các loại thuốc phối hợp điều trị hoặc Corticoid dạng khí dung (gọi tắt là ICS) theo phác đồ điều trị 4 bậc trong vòng 3 tháng hoặc dự phòng bằng thuốc hen thảo dược theo phác đồ 8 – 10 tuần.

Thuốc hen thảo dược đã có trong danh mục bảo hiểm y tế cho bệnh nhân. Điều này sẽ giúp các bệnh nhân giảm bớt một phần khó khăn để tiếp tục yên tâm, kiên trì điều trị căn bệnh của mình.

Truy cập website http://www.benhhen.vn/ để biết thêm thông tin về bệnh hen phế quản hoặc gọi tới tổng đài 1800 5454 35 để được các bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị.

Thuốc thảo dược

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Bệnh hen phế quản có chữa khỏi hoàn toàn được không? Biến chứng của hen phế quản - 1

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần của thuốc hen P/H: Ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng thuốc hen P/H:

Ngày uống 2 lần sau ăn.

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (Số 96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ: 1800 545435.

Thông tin tại website https://www.benhhen.vn/ hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN