"Zero Covid" của TQ đắt hay rẻ: Chuyên gia dịch tễ hàng đầu lên tiếng

Một số quan điểm cho rằng Trung Quốc nên từ bỏ chiến lược “zero Covid” khi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt quá tốn kém và sự xuất hiện của những ổ dịch lẻ tẻ ngày càng khó nắm bắt. Tuy nhiên, Chung Nam Sơn – chuyên gia dịch tễ hàng đầu Trung Quốc – không nghĩ vậy.

Chung Nam Sơn – chuyên gia dịch tễ học nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc (ảnh: SCMP)

Chung Nam Sơn – chuyên gia dịch tễ học nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc (ảnh: SCMP)

Theo Chung Nam Sơn – người được ca ngợi là anh hùng chống dịch của Trung Quốc – chiến lược “sống chung với Covid” đang được ưa chuộng ở nhiều quốc gia tốn kém hơn “zero Covid” (không Covid).

“Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài chiến lược “zero Covid” bởi virus đang ngày càng biến đổi để lây lan nhanh hơn”, ông Chung nói với CGTN.

“Một số quốc gia quyết định mở cửa trở lại bất chấp vẫn còn ca nhiễm virus nội địa. Điều này dẫn đến nhiều ổ dịch lớn xuất hiện chỉ vài tháng sau đó và rồi họ lại tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt. Như vậy thực sự tốn kém hơn “zero Covid” rất nhiều. Chưa kể, nó còn gây tác động xấu tới tâm lý xã hội”, ông Chung nhận xét.

Trong khi Trung Quốc là nước duy nhất thế giới còn áp dụng “zero Covid” với các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt như phong tỏa, xét nghiệm toàn diện, cách ly thì nhiều nước khác như Anh, Hàn Quốc Singapore khuyến khích người dân đưa cuộc sống trở lại bình thường trong đại dịch.

Mặc dù số ca nhiễm virus có thể tăng lên, nhưng hệ thống y tế ở các nước theo đuổi “sống chung với Covid” rõ ràng được giảm áp lực đáng kể. Trong đợt bùng phát dịch bệnh mới nhất ở Trung Quốc, nhiều thành phố lớn như Hắc Hà, Lan Châu phải phong tỏa, khiến cuộc sống của hàng triệu người bị ảnh hưởng.

“Nếu Trung Quốc mở cửa và nới lỏng các biện pháp kiểm dịch, một đợt bùng phát virus lớn trong nước xảy ra gần như là điều chắc chắn. Chống dịch ở quốc gia hơn 1,4 tỷ dân không phải chuyện dễ. Vì vậy, tôi tin rằng việc Trung Quốc duy trì trạng thái như hiện nay là phù hợp và ít gây tốn kém”, chuyên gia Chung nêu quan điểm.

Việc Trung Quốc duy trì “zero Covid” được cho là gây áp lực lớn đối với kinh tế (ảnh: SCMP)

Việc Trung Quốc duy trì “zero Covid” được cho là gây áp lực lớn đối với kinh tế (ảnh: SCMP)

Tháng trước, ông Chung Nam Sơn cho rằng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt mà Trung Quốc đang áp dụng là cần thiết vì tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 ở nước này chưa đạt 80%.

Tính đến ngày 26.10, 1,07 tỷ dân Trung Quốc (tương đương 76% dân số) đã được tiêm vắc xin đầy đủ.

Theo Nhân dân Nhật báo, bất chấp việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, Trung Quốc vẫn là nền kinh tế lớn duy nhất thế giới tăng trưởng kinh tế trong năm 2020. Tuy nhiên, nước này cũng đang phải chứng kiến đợt bùng phát virus mới nhất khi 16 tỉnh thành phát hiện ca nhiễm Covid-19 nội địa.

Nguồn: [Link nguồn]

TQ: Covid-19 len vào khu dân cư đông nhất châu Á, Bắc Kinh hành động khẩn

Diễn biến dịch Covid-19 phức tạp ở Bắc Kinh đang khiến người dân lo lắng. Chính phủ Trung Quốc yêu cầu giới chức Bắc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN