Yếu tố có thể quyết định cục diện giao tranh ở vùng Donbass?

Trong bối cảnh Nga phát động chiến dịch quân sự giai đoạn 2 ở Ukraine, năng lực tập hợp một lượng lớn pháo binh và duy trì mạng lưới cung cấp đạn dược cho lực lượng này là yếu tố quan trọng có thể quyết định thành công của chiến dịch, theo báo Mỹ The Drive.

Pháo tự hành 2S1 Gvozdika của Nga khai hỏa trong một cuộc tập trận.

Pháo tự hành 2S1 Gvozdika của Nga khai hỏa trong một cuộc tập trận.

Trong hàng ngũ quân đội Nga, pháo binh là lực lượng nòng cốt, dựa trên học thuyết quân sự từ thời Thế chiến 2. Các lực lượng pháo binh đồng loạt khai hỏa với quy mô và tần suất lớn, tạo nên sức ép không nhỏ cho đối phương 

“Pháo không chỉ có ý nghĩa gây thương vong cho đối phương, mà còn phá hủy cơ sở vật chất, khí tài quân sự, gây tác động tâm lý, làm giảm nhuệ khí chiến đấu cùa các lực lượng nằm trong khu vực bị pháo kích”, Connor Crehan, cựu chỉ huy lực lượng pháo binh quân đội Mỹ, nói trên tờ The Drive.

Hôm 19.4, quan chức quốc phòng Mỹ từ chối công bố số liệu chính xác về lực lượng pháo binh mà Nga tập hợp ở miền đông Ukraine. Quan chức giấu tên nói “lực lượng pháo binh Nga vẫn còn rất mạnh mẽ”.

Theo đánh giá của quan chức quốc phòng Mỹ, Nga yểm trợ cho bộ binh ở vùng Donbass trong ngày giao tranh đầu tiên (19.4) của giaii đoạn 2, bằng các đợt tấn công tầm xa như tên lửa và pháo binh.

Nga sở hữu lực lượng pháo binh uy lực với vô số các hệ thống pháo phản lực (rocket phóng loạt).

Nga sở hữu lực lượng pháo binh uy lực với vô số các hệ thống pháo phản lực (rocket phóng loạt).

Đây là sự thay đổi đáng kể so với giai đoạn đầu tiên của chiến dịch, khi các đoàn xe quân sự Nga bị chôn chân ở ngoại ô Kiev mà không được pháo binh hay không quân yểm trợ.

“Nga có mạng lưới hậu cần vững chắc ở vùng Donbass. Nhưng vẫn phải chờ xem các hoạt động hậu cần của Nga có diễn ra đúng như kế hoạch hay không”, một quan chức quốc phòng Mỹ nói.

Mark Hertling, trung tướng lục quân Mỹ về hưu năm 2013, nói pháo binh Nga có uy lực lớn, tầm bắn xa, lên tới 50km hoặc lớn hơn với các hệ thống pháo phản lực phóng loạt.

Tình hình chiến sự Ukraine ngày 19.4.

Tình hình chiến sự Ukraine ngày 19.4.

“Cách duy nhất để đối phó là xác định vị trí trận địa pháo của Nga thông qua radar phản pháo hoặc máy bay trinh sát không người lái và sau đó bắn trả”, tướng Hertling, nói. “Quân đội Ukraine cũng có lực lượng pháo binh đáng kể, chỉ là không đông đảo như phía Nga”.

Lô hàng vũ khí mới nhất mà Mỹ hỗ trợ cho Ukraine có các radar phản pháo AN/TPQ-36 và các lựu pháo 155mm. Các vũ khí này có thể đóng vai trò trong các cuộc giao tranh ở vùng Donbass.

Tướng Hertling nói Nga có thể đã chuẩn bị đạn được để các lực lượng pháo binh khai hỏa liên tiếp trong nhiều giờ, kéo dài liên tục tới hàng tuần. “Quân đội Ukraine cần sẵn sàng trước những cuộc đột kích của lực lượng Nga dọc theo phòng tuyến sau những đợt nã pháo”, tướng Hertling nói.

Mỹ đã thông báo chuyển giao cho Ukranie 18 lựu pháo cỡ nòng 155mm.

Mỹ đã thông báo chuyển giao cho Ukranie 18 lựu pháo cỡ nòng 155mm.

Theo Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng Hoàng gia Anh (RUSI), các lực lượng Ukraine ở Kiev hay Mykolaiv khó có thể chi viện cho quân chủ lực ở vùng Donbass, do không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

“Không kích các mục tiêu Nga ở miền đông Ukraine là điều không hề dễ dàng, vì khu vực tiền tuyến nằm cách xa các sân bay ở miền tây và miền trung Ukraine”, Viện RUSI đánh giá.

Nhìn chung, việc quân đội Ukraine làm cách nào chống chịu và đối phó với pháo Nga, trong khi khó có thể nhận được sự chi viện lớn từ Kiev, là yếu tố quyết định cục diện giao tranh ở vùng Donbass, theo The Drive.

Nguồn: [Link nguồn]

Mối lo ngại đằng sau việc Mỹ không thể kiểm soát vũ khí chuyển cho Ukraine

Mỹ và các đồng minh đã chuyển giao một lượng lớn vũ khí cho Ukraine, nhưng không có nhiều cách để giám sát xem các loại vũ khí này có được sử dụng đúng mục đích hay không.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - The Drive ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN