Xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh, vì sao Nga không hề hấn?

Xuất khẩu khí đốt của Nga sang các nước ngoài Liên Xô cũ đã giảm hơn 1/4 so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng Moscow chưa phải hứng chịu bất cứ tổn hại nào.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Xuất khẩu khí đốt của Nga sang các nước ngoài Liên Xô cũ, bao gồm 11 quốc gia ở Trung Á và Đông Âu đã giảm 28% trong 5 tháng đầu năm 2022, tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Gazprom ngày 1.6 cho biết, theo CNN.

Mức giảm này chủ yếu do Nga mất đi một số khách hàng nhập khí đốt ở châu Âu. Gazprom đã ngừng cấp khí đốt tới đối tác ở 6 quốc gia châu Âu, gồm Ba Lan, Bulgaria, Phần Lan, Đan Mạch, Đức và Hà Lan, vì các đối tác không chấp nhận thanh toán bằng đồng rúp. 

Các đối tác này trung bình nhập 20 tỉ m3 khí đốt của Nga mỗi năm, tương đương 13% lượng khí đốt châu Âu nhập khẩu từ Nga, theo CNN.

Tuy nhiên, Nga hiện vẫn chưa gặp phải bất cứ tổn thất nào. James Huckstepp, trưởng phòng phân tích khí đốt của công ty S&P Global Commodity Insights, nói với CNN rằng giá khí đốt hiện nay đã tăng lên mức khoảng 102 USD/megawatt giờ, so với mức 27 USD/megawatt giờ cùng kì năm ngoái.

“Kết quả là Nga vẫn đang thu lời lớn từ xuất khẩu khí đốt, ít nhất là cho đến khi châu Âu tiếp tục cắt giảm khí đốt nhập từ Nga”, Huckstepp nói.

Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh buộc các quốc gia không thân thiện phải thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng rúp, Gazprom đã cung cấp giải pháp cho các đối tác.

Các đối tác châu Âu có thể thanh toán bằng euro hoặc đô la tại ngân hàng Gazprombank ở Nga. Ngân hàng sẽ có trách nhiệm quy đổi sang đồng rúp để thực hiện thanh toán.

Nhiều đối tác lớn ở châu Âu đã đồng ý thực hiện theo cách này để tiếp tục mua khí đốt của Nga. Ở thời điểm hiện tại, châu Âu đang tăng cường nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) và tiến tới giảm lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga tới 66% vào cuối năm nay.

Nhiều quốc gia châu Âu cũng đang tích cực thu mua khí đốt để lấp đầy kho dự trữ trước mùa đông. Theo mục tiêu do EU đặt ra, các nước thành viên phải lấp đầy ít nhất 80% kho chứa cho đến trước tháng 11.

Nhìn chung, Nga chưa chịu bất cứ hệ quả gì từ việc gián đoạn nguồn cung khí đốt cho châu Âu, nhưng người dân châu Âu cảm nhận bị ảnh hưởng rõ rệt khi giá khí đốt và nhiên liệu tăng vọt, theo CNN.

Về lâu dài, khi châu Âu tiếp tục ngừng mua khí đốt của Nga, Moscow sẽ gặp khó khăn do tìm kiếm đối tác thay thế là không dễ dàng. Không giống như dầu mỏ, khí đốt được vận chuyển qua các đường ống và phải mất nhiều năm để xây dựng đường ống mới.

Trong tương lai gần, chỉ có Trung Quốc là có khả năng mua thêm khí đốt của Nga, do hai quốc gia có mạng lưới đường ống sâu rộng.

Nguồn: [Link nguồn]

Hôm nay, Nga bắt đầu cắt một phần khí đốt tới Đức, Đan Mạch

Ngày 31/5, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo sẽ cắt nguồn cung khí đốt cho Đan Mạch và Đức.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN