WHO chính thức thử nghiệm 5 loại thuốc điều trị Covid-19 trên người

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức tiến hành các loại thuốc điều trị Covid-19 trên cơ thể bệnh nhân nhiễm virus tại các nước Na Uy và Tây Ban Nha. Các loại thuốc được dùng thử nghiệm bao gồm nhiều loại thuốc khác nhau.

Thử nghiệm được WHO tiến hành sẽ bao gồm 5 loại thuốc từng được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, bao gồm Remdesivir (thuốc điều trị Ebola), Ritonavir và Lopinavir (thuốc điều trị HIV), Hydroxychloroquine (thuốc trị sốt rét), Interferon (thuốc kháng sinh).

Theo thông báo của WHO, thử nghiệm lần này nhằm so sánh độ hiệu quả và tính an toàn của các loại thuốc này một cách riêng biệt hoặc kết hợp với nhau để điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus.

“Thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 sẽ được thực hiện ở hơn 45 quốc gia. Các bệnh nhân nhiễm virus ở Na Uy và Tây Ban Nha là những người đầu tiên tham gia thử nghiệm. Càng nhiều quốc gia tham gia thử nghiệm, chúng ta sẽ có kết quả nhanh hơn”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng giám đốc WHO, cho biết.

Bệnh viện Đại học Oslo là một trong 22 địa điểm tại Na Uy được chọn làm nơi thử nghiệm thuốc của WHO. Sẽ mất khoảng 3 tháng để thực hiện thử nghiệm và sau đó, ít nhất một loại thuốc sẽ được WHO phê duyệt sử dụng làm thuốc đặc trị Covid-19.

Thế giới đang chạy đua với thời gian để tìm ra phương pháp điều trị Covid-19 hiệu quả nhất (ảnh: CNBC)

Thế giới đang chạy đua với thời gian để tìm ra phương pháp điều trị Covid-19 hiệu quả nhất (ảnh: CNBC)

“Đây là một nghiên cứu quốc tế lớn, nhiều quốc gia sẽ tham gia vào thử nghiệm này để đạt được kết quả nhanh chóng và chính xác nhất. Có thể sau 2 – 3 tháng, chúng ta sẽ nhận được kết quả tùy thuộc vào biểu hiện bệnh của những bệnh nhân”, Giám đốc điều hành của Hội đồng nghiên cứu Na Uy – ông John Arne Rottingen, cho biết.

“Ngay khi có một bệnh viện hoặc quốc gia nào tham gia thử nhiệm xác nhận một trong những loại thuốc này có hiệu quả vượt trội, chúng tôi sẽ dừng nghiên cứu và cung cấp cho mọi người”, Trưởng Khoa y học truyền nhiễm của Bệnh viện Đại học Oslo – bà Anne Ma Dyrhol Riise, cho biết.

Đến nay, vẫn chưa có loại thuốc nào được thế giới công nhận là đặc trị Covid-19. Hàng chục loại vắc xin ngừa Covid-19 vẫn đang được thử nghiệm và sẽ có mặt sớm nhất trong khoảng 8 - 12 tháng nữa.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Lãnh đạo Cơ quan tài chính ở Đức tự tử vì quá lo về Covid-19

Cảnh sát cho rằng ông Thomas Schaefer, lãnh đạo Cơ quan tài chính của bang Hesse (Đức), đã tự tử vì quá lo lắng về nguy cơ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – Euro News ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN