“Vụ tống tiền lớn nhất lịch sử” giữa hai quốc gia

Giáo sư sử học Marlene Daut, một chuyên gia nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân và chế độ nô lệ, đã tiết lộ những hành vi bòn rút tài nguyên và ngân khố một cách tinh vi của thực dân Pháp đối với người dân Haiti sau khi nước này mới giành được độc lập.

Haiti giành được độc lập từ Pháp vào năm 1804, nhưng cái giá cho nền độc lập này là rất đắt (Hình tư liệu)

Haiti giành được độc lập từ Pháp vào năm 1804, nhưng cái giá cho nền độc lập này là rất đắt (Hình tư liệu)

Người Pháp từng đô hộ và thiết lập chế độ nô lệ ở Haiti từ thế kỷ 17. Nhưng vào cuối thế kỷ 18, những nô lệ ở đảo quốc này đã khởi nghĩa và tuyên bố độc lập. Tuy nhiên đến tận thế kỷ 19, vẫn có suy nghĩ cho rằng những chủ nô Pháp trước đây của Haiti cần phải được bồi thường bằng cách này hay cách khác.

Giống như di sản của chế độ nô lệ ở Mỹ phần nào vẫn tạo ra sự chênh lệch về kinh tế giữa người Mỹ da màu và da trắng, các khoản thuế đối với quyền tự do mà Pháp buộc chính quyền Haiti phải chi trả - được gọi là một khoản bồi thường vào thời điểm đó - đã gây thiệt hại nặng nề và cản trở sự phát triển của đảo quốc này suốt hàng trăm năm.

Cái giá của nền độc lập

Haiti chính thức tuyên bố độc lập khỏi sự cai trị của Pháp vào năm 1804. Nhưng đến tháng 10.1806, đảo quốc này bị chia làm 2 phần – Tổng thống Alexandre Pétion lãnh đạo phần phía nam và tướng Henry Christophe lên cầm quyền ở phần phía bắc, dù thực tế là cả 2 nhà lãnh đạo của Haiti đều là cựu binh trong cuộc cách mạng giải phóng của nước này.

Đương nhiên, Thực dân Pháp vẫn chưa bao giờ từ bỏ việc tái chiếm thuộc địa cũ của mình. Năm 1814, vua Louis XVIII, người mới trở lại ngai vàng sau cuộc đảo chính lật đổ Napoleon Bonaparte hồi đầu năm, đã phái 3 ủy viên đến Haiti để đánh giá xem các lãnh đạo nước này có sẵn lòng thần phục vua Pháp hay không. Tướng Henri Christophe, người tự tấn phong mình làm vua vào năm 1811, rất cương quyết trước âm mưu nô dịch trắng trợn của thực dân Pháp. Trước hiểm họa chiến tranh, thành viên nổi bật trong nội các tướng Christophe, Nam tước de Vastey, đã nói một câu bất hủ: “Chúng ta sẽ dùng những đầu lưỡi lê để bảo vệ nền độc lập của chúng ta!”

Tướng Henri Christophe (trái) và Tổng thống Alexandre Pétion (phải)

Tướng Henri Christophe (trái) và Tổng thống Alexandre Pétion (phải)

Nhưng ngược lại, Tổng thống Alexandre Pétion ở phía nam Haiti, lại sẵn sàng đàm phán với hy vọng đất nước của ông có thể trả đủ tiền để Pháp công nhận nền độc lập của mình.

Viện cớ Hoàng đế Napoleon từng bán vùng Louisiana cho Mỹ với giá 15 triệu franc, Pétion đề xuất Haiti sẽ bồi thường cho Pháp với số tiền tương tự. Nhưng do không muốn thỏa hiệp với những kẻ bị xem như “những nô lệ bỏ trốn”, vua Louis XVIII đã từ chối lời đề nghị trên.

Pétion đột ngột qua đời vào năm 1818. Người kế vị ông, Tổng thống Jean-Pierre Boyer, tiếp tục theo đuổi việc đàm phán. Tuy nhiên, các cuộc đối thoại vẫn tiếp tục đi vào ngõ cụt do lập trường cứng rắn của chính quyền bắc Haiti. “Bất kỳ sự bồi thường nào của những kẻ thực dân cũ,” theo tuyên bố của vua Christophe, “là điều không thể chấp nhận được.”

Sau khi Henri Christophe qua đời vào tháng 10.1820, Tổng thống Boyer đã có thể thống nhất 2 miền của Haiti. Tuy nhiên, ngay cả khi trở ngại từ phía bắc đã không còn, nhà lãnh đạo Haiti vẫn nhiều lần thất bại trong việc đàm phán để đổi lấy sự công nhận độc lập từ Pháp. Với quyết tâm ít nhất duy trì sự cai trị trên hòn đảo này - điều sẽ biến Haiti trở thành nước bảo hộ của Pháp – vua Charles X, người kế vị Louis XVIII, đã khiển trách 2 ủy viên mà chính quyền Boyer gửi đến Paris vào năm 1824 để cố gắng thương lượng cho việc công nhận nền độc lập của Haiti.

Nhưng đến ngày 17.4.1825, vua Pháp đột nhiên thay đổi quyết định. Ông ban hành một sắc lệnh tuyên bố Pháp sẽ công nhận nền độc lập của Haiti, nhưng với mức giá lên tới 150 triệu franc, gấp 10 lần số tiền mà Mỹ đã chi trả để có được vùng Louisiana, với lý do bồi thường cho các khoản thiệt hại của các chủ nô Pháp tại Haiti, sau khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ.

Tổng thống Jean-Pierre Boyer nhận sắc lệnh công nhận độc lập đối với Haiti từ vua Pháp Charles X (Hình tư liệu)

Tổng thống Jean-Pierre Boyer nhận sắc lệnh công nhận độc lập đối với Haiti từ vua Pháp Charles X (Hình tư liệu)

Nam tước René Armand de Mackau, người dù được vua Charles X phái đến Haiti chỉ với nhiệm vụ giao sắc lệnh cho chính quyền Boyer vào tháng 7.1825, nhưng ông lại mang theo một hạm đội gồm 14 tàu chiến với hơn 500 khẩu pháo hạng nặng. Từ chối sắc lệnh trên không khác gì một động thái gây chiến, vì thế vào ngày 11.7.1825, Tổng thống Boyer phải miễn cưỡng đặt bút ký vào sắc lệnh này, trong đó có đoạn tuyên bố: “Các cư dân hiện tại của vùng St. Domingue thuộc Pháp (tức Haiti) sẽ trả mức phí…chia làm 5 phần bằng nhau…tổng cộng 150.000 franc, để bồi thương cho các chủ nô cũ của mình.”

Thịnh vượng xây trên sự nghèo đói

Các bài báo trong thời kỳ này tiết lộ rằng vua Pháp thừa biết chính phủ Haiti khó có khả năng thực hiện các khoản thanh toán trên, vì tổng số tiền cao gấp 10 lần tiền ngân sách hàng năm của đảo quốc này. Phần còn lại của thế giới dường như đồng tình rằng số tiền đó hoàn toàn vô lý. Một nhà báo người Anh còn cho biết thậm chí nhiều nước châu Âu thời bấy giờ cũng khó có thể kiếm được “số tiền khổng lồ” trên.

Bị ép buộc phải vay 30 triệu franc từ các ngân hàng tại Pháp để thực hiện 2 khoản thanh toán đầu tiên, nên không có gì ngạc nhiên khi chính phủ Haiti tuyên bố vỡ nợ ngay sau đó. Tuy nhiên, vị tân vương của Pháp vẫn cử một “phái đoàn” gồm 12 tàu chiến tới Haiti vào năm 1838, để buộc tổng thống Haiti ký tiếp vào bản sắc lệnh sửa đổi năm 1838, được gọi với cái tên không chính thức là Hiệp ước Hữu nghị, với mục đích giảm số tiền nợ xuống còn 60 triệu franc, nhưng chính phủ Haiti lại một lần nữa bị ép phải nhận tiếp các khoản vay lớn từ Pháp để trả số nợ trên.

Dù những chủ nô Pháp khẳng định tiền bồi thường này chỉ bằng 1/10 giá trị tài sản thiệt hại của họ, bao gồm cả những nô lệ cũ, nhưng tổng số tiền 90 triệu franc này trên thực tế đã cao gấp 5 lần số tiền ngân sách hàng năm của Pháp.

Tranh vẽ Nam tước Pháp Ange René Armand de Mackau (người ngồi bên trái) và Tổng thống Haiti Jean-Pierre Boyer cùng ký bản thỏa thuận bồi thường 150 triệu franc cho các cựu chủ nô Pháp tại Haiti 

Tranh vẽ Nam tước Pháp Ange René Armand de Mackau (người ngồi bên trái) và Tổng thống Haiti Jean-Pierre Boyer cùng ký bản thỏa thuận bồi thường 150 triệu franc cho các cựu chủ nô Pháp tại Haiti 

Không ai khác, chính người dân Haiti đang phải gánh chịu hậu quả từ “vụ tống tiền thế kỷ” này. Tổng thống Boyer buộc phải ban hành những đạo luật thuế hà khắc để bù đắp các khoản vay từ Pháp. Dự án phát triển hệ thống trường học tại Haiti, vốn được đề xướng từ thời Henri Chrisophe, đã bị đình trệ suốt 1 thời gian dài dưới thời Boyer và cả các đời tổng thống kế nhiệm. Tệ hại hơn, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng món nợ này cộng với số tiền bị bòn rút từ kho bạc quốc gia không chỉ là nguyên nhân chính khiến cho nền giáo dục ở Haiti bị lạc hậu vào cuối thế kỷ 20, mà còn gây trì trệ đối với hệ thống chăm sóc khả năng phát triển các cơ sở hạ tầng công cộng của nước này.

Ngoài ra, các đánh giá cùng thời còn tiết lộ với lãi suất từ ​​tất cả các khoản vay chưa được trả hết cho đến năm 1947, Haiti thực chất đã phải trả gấp đôi các giá trị ban đầu trong bản yêu sách của thực dân Pháp. Nhà kinh tế học người Pháp Thomas Guletty từng thừa nhận chính quyền Pháp nên hoàn trả Haiti ít nhất 28 tỷ đô la Mỹ trong khoản tiền bồi thường trên.

Khoản nợ vật chất và tinh thần

Thậm chí cho đến nay, các cựu tổng thống Pháp từ Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy, cho đến François Hollande, đều tìm cách bãi bỏ, né tránh hoặc hạ thấp yêu cầu bồi thường từ chính phủ Haiti.

Vào tháng 5.2015, khi Tổng thống Pháp François Hollande trở thành lãnh đạo thứ hai của Pháp đến thăm đảo quốc này, ông thừa nhận đất nước của mình cần phải “giải quyết món nợ này”. Nhưng sau đó, nhận thấy mình đã vô tình châm ngòi cho một cuộc chiến pháp lý được chuẩn bị bởi luật sư Ira Kurzban thay mặt cho người Haiti, nhằm tiếp tục thực hiện yêu sách đòi bồi thường từ thời cựu Tổng thống Jean-Bertrand Aristide vào năm 2002, Tổng thống Hollande đã tái khẳng định rằng những khoản nợ này chỉ "mang tính tinh thần".

Tổng thống Pháp Francois Hollande trong chuyến thăm Haiti năm 2015 (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Pháp Francois Hollande trong chuyến thăm Haiti năm 2015 (Ảnh: Reuters)

Việc phủ nhận những hậu quả về mặt vật chất của chế độ nô lệ cũng đồng nghĩa với việc nước Pháp đang phủ nhận sử của chính mình. Dù đã xóa bỏ chế độ nô lệ vào năm 1848 tại các thuộc địa còn lại của mình như Martinique, Guadeloupe, Réunion và Guyana, những vùng lãnh thổ vẫn thuộc chủ quyền của Pháp cho đến nay, nhưng sau đó, chính phủ Pháp vẫn giữ ý thức về mối quan hệ giữa kinh tế với chế độ nô lệ, khi nước này tự cho mình quyền được bồi thường về mặt tài chính cho những “chủ nô lệ” cũ.

Khoảng cách giàu nghèo về chủng tộc giờ đây không còn là một phép ẩn dụ. Tại các vùng đô thị ở Pháp, chỉ 14,1% dân số sống dưới mức nghèo khổ, nhưng ngược lại ở Martinique và Guadeloupe, nơi có hơn 80% dân số là người gốc Phi, tỷ lệ đói nghèo lần lượt lên tới 46% và 40%. Ở Haiti, con số này thậm chí còn trầm trọng hơn khi lên tới mức 59%. Và trong khi thu nhập trung bình mỗi năm của một gia đình Pháp là 31.112 đô la Mỹ, thì con số này đối với một gia đình Haiti chỉ tương đương 450 đô la Mỹ.

Những khác biệt lớn này là hậu quả nhãn tiền của những nguồn lực và lao động bị tước đoạt từ các thế hệ người dân thuộc địa và con cháu của họ, trong đó có Haiti, trường hợp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử mà những người từng bị bắt làm nô lệ buộc phải trả tiền bồi thường cho chính những ông chủ của mình.

Nguồn: [Link nguồn]

Sỹ quan Mỹ duy nhất từng chỉ huy chiến hạm TQ, tham gia hải chiến Trung-Nhật

135 năm trước, một sỹ quan hải quân Mỹ từng một mình đến Trung Quốc dưới thời nhà Thanh, được giao chỉ huy chiến hạm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - The Conversation ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN