Viên kim cương mang lời nguyền trên vương miện Nữ hoàng Anh

Gắn với một lời nguyền, Koh-i-Noor, một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất thế giới, được tin là nguyên nhân gây nên kết cục đẫm máu của nhiều chủ sở hữu, trước khi nó được gắn lên vương miện của Nữ hoàng Anh.

Kim cương là biểu tượng quyền lực, sự giàu sang, quý phái, nhưng nhiều viên kim cương lớn dường như còn gắn liền với những câu chuyện chết chóc, độc địa, huyền bí. Mời độc giả cùng chúng tôi khám phá những viên kim cương đắt giá và "lắm chuyện" nhất thế giới qua loạt bài này.

Được khai thác ở mỏ Golcondas của Ấn Độ, ngôi nhà của những viên kim cương nổi tiếng nhất thế giới, Koh-i-Noor (tiếng Ba Tư nghĩa là Ngọn núi Ánh sáng) được cho là gắn với lời nguyền sẽ mang lại quyền lực cho những người phụ nữ đeo nó, nhưng bất kỳ người đàn ông nào mang trên người sẽ sớm biết nó là vận rủi.

Viên kim cương mang lời nguyền trên vương miện Nữ hoàng Anh - 1

Viên kim cương Koh-i-noor được gắn vào vương miện của Nữ hoàng Elizabeth. ảnh: Daily Mail

Vua Humayun (thế kỷ 18) từ khi sở hữu Koh-i-Noor gặp không ít xui xẻo. Sher Shah Suri, người đánh bại Humayun, chết cháy vì pháo nổ. Con của Humayun là Akbar không bao giờ giữ viên kim cương này bên mình. Nhưng người kế vị sau đó là Shah Jahan đã lấy viên kim cương từ kho báu của hoàng gia, nhưng nhanh chóng bị chính con trai mình lật đổ. Shah Jahan chính là người có công xây dựng ngôi đền Taj Mahal nổi tiếng.

Sau đó, một gã thợ kim hoàn ngớ ngẩn người Venetian cắt nhỏ Koh-i-Noor từ 800 carat xuống còn 186 carat. Viên kim cương cuối cùng về với Nữ hoàng Victoria năm 1849 sau khicó hiệp ước về việc sáp nhập Punjab vào Anh.

Hồi đó, Koh-i-Noor được giữ trong một két sắt để đưa từ Ấn Độ sang Anh, nhưng chuyến đi không suôn sẻ. Bệnh dịch tả bùng phát trên tàu khiến người dân địa phương đe dọa sẽ đốt cháy tàu nếu nó không rời cảng Mauritius.

Một cơn bão quần chiếc tàu tơi tả suốt 12 tiếng; và viên kim cương bị bỏ quên trong túi một chiếc áo khoác suốt 6 tháng nhưng may mắn không bị mất vì người phục vụ tưởng nó được làm bằng thủy tinh. Cuối cùng khi đến tay Hoàng gia Anh, họ cũng không mặn mà.Và chưa có vị vua nước Anh nào từng đeo viên kim cương này.

Viên kim cương mang lời nguyền trên vương miện Nữ hoàng Anh - 2

Koh-i-noor được coi là viên kim cương hoàn hảo. ảnh: Daily Mail

Ngày nay, Ngọn núi Ánh sáng được trưng bày trên Tháp London.Giá trị của Koh-i-Noor được ước tính khoảng 100 triệu bảng Anh (gần 3.300 tỷ đồng)

Không chỉ Ấn Độ, mà Pakistan, Iran và Afghanistan đều tuyên bố quyền sở hữu đối với Koh-i-Noor và nhiều lần đòi Chính phủ Anh phải trả lại. Tuy nhiên, phía Anh cho rằng họ lấy viên đá quý này một cách hợp pháp theo những điều khoản trong Hiệp ước Lahore.

Tháng 11/2015, một số ngôi sao Bollywood và doanh nhân Ấn Độ thành lập nhóm “Ngọn núi Ánh sáng” như tên dịch nghĩa của viên kim cương vàủy quyền cho luật sư để thực hiện các thủ tục pháp lý ở Tòa Án Tối cao London nhằm đòi lại Koh-i-Noor.

Ngôi sao Bollywood Bhumicka Singh, một thành viên của nhóm, tuyên bố: “Koh-i-noor không chỉ là một viên đá 105 ca-ra, mà còn là một phần lịch sử và văn hóa của đất nước tôi, vì thế nên được trả lại”, báo Anh Independent đưa tin.

________________

Đón đọc kỳ sau: Giải mã viên kim cương mang lời nguyền đẫm máu

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Minh (theo Independent, Daily Mail) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN