Vì sao Nga tuyên bố sửa đổi học thuyết hạt nhân giữa xung đột ở Ukraine?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Trong bối cảnh chiến sự căng thẳng ở Ukraine và sự can thiệp ngày càng gia tăng của phương Tây, Nga đã quyết định sửa đổi học thuyết hạt nhân. Điều này đặt ra câu hỏi về ý định thực sự của Moscow và những rủi ro liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Nga. Ảnh: Reuters.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Nga. Ảnh: Reuters.

Nga thay đổi học thuyết hạt nhân như thế nào?

Nga đã công bố việc sửa đổi học thuyết hạt nhân nhằm phản ứng trước sự can thiệp ngày càng gia tăng của phương Tây vào cuộc xung đột ở Ukraine. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết sự thay đổi là nhằm đáp trả “hành động leo thang” từ phương Tây. Trong bối cảnh các cuộc tấn công trên lãnh thổ Nga ngày càng gia tăng và việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây, quyết định này được đưa ra nhằm củng cố chiến lược răn đe hạt nhân của Nga.

Học thuyết hạt nhân của Nga trước đây như thế nào?

Học thuyết hạt nhân của Nga, được Tổng thống Vladimir Putin ký vào tháng 6/2020, xác định rõ vũ khí hạt nhân đóng vai trò răn đe. Tài liệu nêu rõ các tình huống mà Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Moscowcó thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác nhằm vào Nga hoặc đồng minh của Nga. Moscow cũng có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công bằng vũ khí thông thường mà đe dọa đến sự tồn vong của quốc gia.

Vì sao Nga quyết định thay đổi học thuyết hạt nhân?

Theo ông Ryabkov, việc thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga liên quan đến việc phương Tây ngày càng leo thang xung đột ở Ukraine. Nga đã nhiều lần sử cảnh báo sử dụng hạt nhân kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine vào tháng 2/2022 nhằm răn đe sự can thiệp của phương Tây. Quyết định thay đổi này không phải là một động thái riêng lẻ của Nga mà là một phần của chiến dịch nhằm buộc phương Tây xem xét lại chiến lược trong xung đột.

Những thay đổi có thể có trong học thuyết hạt nhân của Nga?

Hiện vẫn chưa rõ những thay đổi cụ thể trong học thuyết hạt nhân của Nga là gì, và điều này có thể được Moscow giữ bí mật để duy trì sự mơ hồ chiến lược. Có thể Nga sẽ hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân, tức là có thể sử dụng chúng trong các tình huống ít nghiêm trọng hơn so với trước đây. Một phần của học thuyết hạt nhân của Nga là bí mật và cũng có thể sẽ được sửa đổi.

Trung Quốc phản ứng ra sao khi Nga tuyên bố thay đổi học thuyết hạt nhân?

Trung Quốc, mặc dù là đối tác chiến lược của Nga, đã nhấn mạnh lập trường phản đối việc sử dụng vũ khí hạt nhân sau khi Moscow tuyên bố sẽ thay đổi chính sách hạt nhân. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh đã tái khẳng định "vũ khí hạt nhân không thể được sử dụng và chiến tranh hạt nhân không thể xảy ra".

Bà Mao Ninh kêu gọi tất cả các bên liên quan cần giữ bình tĩnh, kiềm chế và cùng nhau thúc đẩy giảm căng thẳng thông qua đối thoại và tham vấn. Trung Quốc nhắc lại tầm quan trọng của việc phòng ngừa chiến tranh hạt nhân, đặc biệt trong bối cảnh leo thang xung đột ở Ukraine.

Trung Quốc cũng đề cập đến tuyên bố chung được ký kết vào ngày 3/1/2022 bởi 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, gồm Trung Quốc, Pháp, Nga, Vương quốc Anh và Mỹ. Tuyên bố chung khẳng định "không có bên nào chiến thắng trong chiến tranh hạt nhân và chiến tranh hạt nhân không bao giờ được phép xảy ra". Tuyên bố nhấn mạnh rằng vũ khí hạt nhân chỉ nên được sử dụng cho mục đích phòng thủ và ngăn ngừa chiến tranh.

Nguồn: [Link nguồn]

Một nhà máy điện hạt nhân ở miền Tây nước Nga đặc biệt dễ xảy ra tai nạn nghiêm trọng vì thiếu mái vòm bảo vệ, vốn có thể che chắn khỏi tên lửa, máy bay không người lái hoặc pháo binh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Al Jazeera, Newsweek ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN