Vì sao số ca nhiễm Covid-19 tại Pháp thấp hẳn dù bị “kẹp" giữa 3 nước tâm dịch Covid-19?

Nước Pháp đã bước vào cuộc chiến với Covid-19 với tâm thế được chuẩn bị tốt hơn hầu hết các quốc gia khác cùng khu vực. Dù có biên giới liền sát với Italia, Tây Ban Nha và Đức nhưng số ca nhiễm virus tại Pháp lại thấp hơn hẳn các nước này.

Pháp là một trong những quốc gia có biên giới liền kề và dài nhất với Italia, Đức và Tây Ban Nha, 3 quốc gia đang là tâm dịch Covid-19 của thế giới. Pháp cũng có quan hệ kinh tế gắn bó mật thiết và chia sẻ khu vực biên giới với 3 quốc gia này do cùng nằm trong Liên minh châu Âu (EU).

Như vậy, xét về lý thuyết, Pháp có nhiều nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình dịch bệnh tại Pháp lại “yên ắng” hơn nhiều.

Đến ngày 27.3, Pháp ghi nhận tổng cộng 29.155 ca nhiễm Covid-19, thấp hơn rất nhiều so với 3 quốc gia liền kề là Italia (hơn 80.000 người nhiễm), Tây Ban Nha (hơn 64.000 người nhiễm) và Đức (hơn 50.000 người nhiễm).

Xét nghiệm Covid-19 trên xe tô tại Pháp (ảnh: NY Times)

Xét nghiệm Covid-19 trên xe tô tại Pháp (ảnh: NY Times)

Pháp là một trong những quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới và hệ thống này đang đối mặt với thử thách nghiêm trọng nhất từ trước đến nay – trụ vững trước sự bùng phát của dịch Covid-19.

Cuộc chiến với dịch bệnh đang phản ánh thế mạnh của hệ thống y tế Pháp, một hệ thống được đầu tư nhiều, trang bị tốt và có thể tiếp cận rộng rãi.

Pháp chi nhiều tiền cho hệ thống chăm sóc sức khỏe nhất so với hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Dịch vụ y tế của Pháp được đánh giá là có chi phí thấp. Người dân cũng dễ dàng tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua những gói tài trợ bảo hiểm xã hội của chính phủ.

Pháp có gấp đôi số Đơn vị chăm sóc y tế đặc biệt (ICU) so với Italia, điều mà Tổng thống Pháp – ông Macron, rất đỗi tự hào.

“Ngay bây giờ, đại dịch này đã cho thấy sự hiệu quả của dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí, không liên quan đến thu nhập, nghề nghiệp của chúng ta. Hệ thống y tế không phải là gánh nặng ngân sách mà là tài sản quý giá khi dịch bệnh ập đến”, ông Macron phát biểu.

Tổng thống Pháp đến thăm một bệnh viện dã chiến (ảnh: NY Times)

Tổng thống Pháp đến thăm một bệnh viện dã chiến (ảnh: NY Times)

“Dịch Covid-19 là một thử nghiệm và sẽ giúp củng cố hệ thống y tế của chúng tôi. Người dân đang cảm thấy tương đối hài lòng khi số ca nhiễm virus ở Pháp thấp hơn nhiều so với Italia, Đức và Tây Ban Nha”, ông Philipçois Bricaire, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Học viện Y khoa Quốc gia Pháp, cho biết.

“Hệ thống y tế của chúng tôi có lẽ thích nghi tốt hơn so với Italia khi ứng phó với dịch bệnh. Thêm vào đó, những biện pháp chống dịch từ chính phủ được đưa ra khá sớm và được thực hiện nghiêm chỉnh trên cả nước”, ông Bricaire nói thêm.

Các bệnh viện tại Alsace, vùng chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19 tại Pháp, vẫn còn đủ giường bệnh cho bệnh nhân nhiễm virus nhưng quân đội Pháp đã được điều động để xây dựng thêm 1 bệnh viện dã chiến tại đây. Tình trạng khan hiếm vật tư y tế vẫn trong tầm kiểm soát và Pháp không xảy ra tình trạng hàng ngàn nhân viên y tế nhiễm Covid-19.

Một công viên tại Paris trước ngày có lệnh cấm tụ tập (ảnh: NY Times)

Một công viên tại Paris trước ngày có lệnh cấm tụ tập (ảnh: NY Times)

Tuy nhiên, không có gì là an toàn tuyệt đối trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp như hiện nay và chính phủ của ông Macron vẫn đang “nín thở” theo dõi tình hình.

“Không có gì là bảo đảm tuyệt tối. Không có hệ thống y tế nào có thể trụ vững vô thời hạn nếu các ca nhiễm liên tục gia tăng. Thời điểm đó có thể sẽ tới nếu làn sóng lây nhiễm trở nên quá lớn”, Philippe Juvin, trưởng khoa cấp cứu tại bệnh viện Georges Pompidou (Paris), cho biết.

Ngày 6.3, sau khi có 9 ca tử vong vì Covid-19 được ghi nhận tại Pháp, ông Macron đã đến tham dự một biểu biểu diễn tại nhà hát để trấn an người dân.

Tuy nhiên, 5 ngày sau đó, nhận thấy không thể chủ quan với dịch bệnh, ông Macron đã ra lệnh đóng cửa toàn bộ trường học trên cả nước và 2 ngày sau đó là toàn bộ quán bar, nhà hàng, những doanh nghiệp không cần thiết hoạt động.

Ngày 14.3, một cuộc biểu tình của phe áo vàng tại Pháp nổ ra ngay giữa lòng Paris với sự tham gia của hàng trăm người. 2.000 cảnh sát Pháp đã được huy động và cuộc biểu tình bị giải tán chỉ trong một ngày nhờ lệnh cấm tụ tập được đưa ra trước đó.

Thủ đô Paris, Pháp vắng vẻ trong dịch Covid-19 (ảnh: NY Times)

Thủ đô Paris, Pháp vắng vẻ trong dịch Covid-19 (ảnh: NY Times)

Ngày 15.3, cuộc bầu cử Thị trưởng diễn ra tại Paris. Ngay ngày hôm sau, ông Macron ra lệnh cho người dân thủ đô ở nguyên trong nhà, hủy bầu cử và một lệnh phong tỏa toàn quốc được đặt ra.

Lệnh phong tỏa toàn quốc được thực hiện khi Pháp mới ghi nhận 148 ca tử vong vì Covid-19, trong khi lệnh phong tỏa của Italia đưa ra khi số người tử vong đã là hơn 800. Lệnh phong tỏa của Pháp cũng được đánh giá là chặt chẽ hơn và đặc biệt là không phải phong tỏa theo vùng và bị rò rỉ như Italia lúc đầu.

Có thể nói ngoài một hệ thống y tế mạnh, những biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh tại Pháp được thực hiện sớm hơn so với một số quốc gia khác cùng khu vực đã giúp nước này có lợi thể không nhỏ trước dịch bệnh.

“Các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh là cơ hội cuối cùng giúp chúng tôi vượt qua cuộc khủng hoảng này. Chúng tôi vẫn đang nỗ lực để cứu nhiều bệnh nhân nhiễm virus đang được điều trị trong các Đơn vị chăm sóc đặc biệt”, William Dab, cựu Giám đốc y tế quốc gia Pháp, cho biết.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Sự kiện gây lây lan Covid-19 khiến bang của Mỹ phải tuyên bố ”đại thảm họa”

New Orleans, thành phố lớn nhất của bang Louisiana đã trở thành một trong những tâm dịch Covid-19 mới của Mỹ và khiến Tổng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – New York Times ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN