Vì sao Iran và Ả Rập Saudi là hai kình địch ở Trung Đông?

Ả Rập Saudi và Iran là hai quốc gia láng giềng Trung Đông, ngăn cách nhau bởi vịnh Ba Tư và luôn trong tình trạng đối đầu không có dấu hiệu chấm dứt.

Giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei và thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman.

Giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei và thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman.

Theo BBC, cả hai quốc gia đều có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Ả Rập Saudi là cái nôi của thế giới Hồi giáo, là nơi sinh ra nhà tiên tri Mohammed. Trong khi đó, Iran là xưa kia là xứ sở Ba Tư hùng mạnh bậc nhất.

Mâu thuẫn giữa Ả Rập Saudi và Iran

Ả Rập Saudi và Iran trở thành đối thủ vì cả hai đều muốn tranh giành tầm ảnh hưởng ở vùng đất giàu dầu mỏ bậc nhất thế giới. Thổi bùng lên căng thẳng là vấn đề mâu thuẫn tôn giáo.

Hai nước tồn tại hai dòng người Hồi giáo chính là Hồi giáo dòng Shia ở Iran và Hồi giáo dòng Sunni ở Ả Rập Saudi. Mở rộng ra toàn khu vực, các quốc gia theo dòng Hồi giáo nào sẽ có xu hướng trông cậy tương ứng vào Iran hoặc Ả Rập Saudi.

Ban đầu, Ả Rập Saudi thống trị thế giới Hồi giáo, là cái nôi của đạo Hồi. Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi Cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979 biến quốc gia này trở thành nhà nước Hồi giáo và đem tư tưởng Hồi giáo dòng Shia đến những nơi khác trên thế giới.

Tỷ lệ người Hồi giáo dòng Sunni ở Trung Đông.

Tỷ lệ người Hồi giáo dòng Sunni ở Trung Đông.

Năm 2003, cuộc xâm lược Iraq của Mỹ đã lật đổ chế độ Saddam Hussein, người theo Hồi giáo dòng Sunni và từ lâu là đối thủ của Iran. Điều này giúp Iran càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn, biến Iraq từ kẻ thù thành đồng minh.

Năm 2011, cách mạng nổ ra liên tiếp ở các nước Ả Rập. Iran và Ả Rập Saudi tận dụng cơ hội này để mở rộng tầm ảnh hưởng, đặc biệt là ở Syria, Bahrain và Yemen.

Mọi chuyện tồi tệ đến mức nào?

Căng thẳng ngày càng nóng lên vì Iran có xu hướng chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh quyền lực trong khu vực, trong khi Ả Rập Saudi sa lầy ở Yemen.

Ở Syria, Iran và Nga công khai hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi Ả Rập Saudi ngầm bơm tiền cho phe nổi dậy.

Kể từ khi trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman (MBS) càng hành động quyết liệt hơn để kiềm chế Iran. Thái tử MBS phát động chiến tranh ở Yemen chống phiến quân Houthi, nhưng sau 4 năm, mọi chuyện vẫn không có chiều hướng tốt đẹp.

Iran luôn phủ nhận việc hỗ trợ phiến quân Houthi, nhưng các chuyên gia của Liên Hợp Quốc nói có bằng chứng Houthi được Iran hỗ trợ cả về công nghệ và vũ khí.

Tỷ lệ người Hồi giáo dòng Shia ở Trung Đông.

Tỷ lệ người Hồi giáo dòng Shia ở Trung Đông.

Ở Liban, đồng minh của Iran là phong trào Hezbollah. Thủ tướng Liban Saad Hariri từng chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của Ả Rập Saudi khi không thể kiểm soát được sự trỗi dậy của Hezbollah.

Ả Rập Saudi công khai ủng hộ Mỹ, đặc biệt là dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong khi đồng minh của Mỹ là Israel lại “ghét cay ghét đắng” Iran. Kết quả là dù chống lại thế giới Hồi giáo nhưng Israel chỉ nhằm vào Iran và các đồng minh của Iran như Syria.

Israel và Ả Rập Saudi là hai quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ và các cường quốc ký với Iran.

Ở Trung Đông, đồng minh của Ả Rập Saudi bao gồm Các  tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ai Cập, Jordan, Bahrain. Đồng minh của Iran bao gồm Syria, Iraq (dưới thời chính phủ Hồi giáo dòng Shia) và lực lượng Hezbollah.

Chiến tranh Lạnh phiên bản Trung Đông

Iran và Ả Rập Saudi đặc biệt ghét nhau nhưng chưa từng phát động một cuộc chiến trực tiếp. Hai nước chỉ hỗ trợ các lực lượng thứ ba chiến đấu để tranh giành tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Ở vùng biển chiến lược Vùng vịnh, Iran chiếm ưu thế khi không ngừng bắt giữ các tàu chở dầu, giám sát hoạt động xuất khẩu dầu thô từ Ả Rập Saudi.

Đồng minh của Iran và Ả Rập Saudi trong khu vực.

Đồng minh của Iran và Ả Rập Saudi trong khu vực.

Xét về thực lực, Iran có 563.000 quân chính quy, trong khi Ả Rập Saudi chỉ có 251.500 binh sĩ. Iran có tới hơn 1.500 xe tăng, 6.800 khẩu pháo, trong khi con số này của Ả Rập Saudi lần lượt chỉ là 900 và 761.

Về năng lực không quân, Iran hiện có 336 máy bay, nhưng hầu hết đều đã lỗi thời, không được nâng cấp, thay mới do lệnh cấm vận của Mỹ. Ả Rập Saudi có 338 máy bay và đều là các phi đội hiện đại. Nguồn thu dầu mỏ khổng lồ giúp Ả Rập Saudi “hứng lên” là đặt mua hàng chục chiến đấu cơ Mỹ.

Cả hai nước đều không chú trọng hải quân. Iran chỉ có các xuồng cao tốc, 21 tàu ngầm cỡ nhỏ, không có tàu khu trục. Ả Rập Saudi không có tàu ngầm và có 7 tàu khu trục.

Có thể nói, nếu xung đột nổ ra trực tiếp, Iran chiếm ưu thế về lục quân nhưng Ả Rập Saudi lại làm bá chủ bầu trời. Một cuộc chiến tranh nổ ra ở Trung Đông có thể kích hoạt Thế chiến 3, khi đứng sau Ả Rập Saudi là Mỹ còn Nga và Trung Quốc công khai ủng hộ Iran.

Iran từng là đồng minh thân cận bậc nhất của Mỹ thế nào, trở thành kẻ thù ra sao?

Iran từng là quốc gia quân chủ chuyên chế thân Mỹ, giống như các quốc gia Trung Đông ngày nay, nhưng những bất ổn xã hội...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - BBC ([Tên nguồn])
Căng thẳng Mỹ - Iran Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN