Vật thể lạ vừa rơi xuống Trái Đất là báu vật vũ trụ quý hiếm

Quả cầu lửa bùng cháy trên bầu trời châu Âu hôm 21-1 có thể bắt nguồn từ một loại vật thể cực kỳ giá trị.

Vật thể lạ đó chỉ được NASA nhận diện khoảng 90 phút trước khi lao vào Trái Đất, đặt tên là 2024 BX1. Tuy vậy, bản chất và nguồn gốc của vật thể này vẫn chưa được hiểu rõ.

Ngay sau khi quả cầu lửa bùng sáng khắp bầu trời đêm châu Âu, các thợ săn thiên thạch đã lập tức đổ xô đi tìm các mảnh vỡ.

Một trong các mảnh vỡ từ vật thể quý giá 2024 BX1 được tìm thấy - Ảnh: VIỆN SETI/ĐẠI HỌC TỰ DO BERLIN

Một trong các mảnh vỡ từ vật thể quý giá 2024 BX1 được tìm thấy - Ảnh: VIỆN SETI/ĐẠI HỌC TỰ DO BERLIN

Trong đó, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà khoa học sao băng Peter Jenniskens từ Viện SETI (Viện Tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất - Mỹ) đã nhặt được một số mảnh vỡ.

Kết quả phân tích sơ bộ cho thấy chúng có thể là những báu vật vũ trụ vô giá ở khu vực bên ngoài Berlin - Đức.

Theo TS Jenniskens, 2024 BX1 đã bị phân mảnh dữ dội trong vụ nổ hung hãn hôm 21-1, khi tiểu hành tinh đối đầu với bầu khí quyển dày đặc của Trái Đất. Hai mảnh mà nhóm này phát hiện được có trọng lượng lần lượt là 5,3 g và 3,1 g.

Điều đáng chú ý nhất là chúng rất có thể thuộc nhóm thiên thạch aubrites.

Aubrite là một nhóm thiên thạch được đặt tên theo Aubres, một thiên thạch achondrite nhỏ rơi gần Nyons - Pháp vào năm 1836.

Các thiên thạch này thường có màu sáng với lớp vỏ hợp nhất màu nâu, nguồn gốc vẫn còn gây tranh cãi. Một số giả thuyết cho rằng chúng có thể từ Mặt Trăng, Sao Thủy hoặc các họ tiểu hành tinh Nysa, tiểu hành tinh 3103.

Dù nguồn gốc cụ thể như thế nào, chúng vẫn là những mảnh đại diện cho vũ trụ hàng tỉ năm trước.

"Tôi tin tưởng rằng tảng đá này sẽ giúp chúng ta tiến một bước gần hơn đến việc hiểu được nguồn gốc của aubrite và giúp ghép lại câu chuyện về sự hình thành của hệ Mặt Trời" - TS Jenniskens kỳ vọng.

Nguồn: [Link nguồn]

Một phản ứng có thể sinh ra sự sống đã được tái hiện thành công, chỉ ra nơi sinh vật đầu tiên ra đời ở Trái Đất cũng như các thế giới khác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN