U23 VN - Bahrain: Điều ít biết về đất nước đối thủ bé bằng 1/4 Hà Nội
Nhỏ bé nhất Trung Đông chỉ có số dân hơn 1,5 triệu người cùng điều kiện sinh sống khắc nghiệt và lượng dầu mỏ ít ỏi, nhưng Bahrain đã dần vươn lên trong top các nước có số lượng tỉ phú nhiều nhất thế giới.
Không sở hữu nhiều dầu mỏ, Bahrain từng bước vươn mình trở thành trung tâm tài chính, thương mại của khu vực.
Đội tuyển U23 Việt Nam ngày 23.8 sẽ đối đầu với U23 Bahrain vào lúc 19 giờ 30 phút. Đây là trận đấu được người hâm mộ Việt Nam đặc biệt quan tâm bởi đội tuyển đang đạt phong độ cao sau 3 chiến thắng liên tiếp ở vòng bảng. Nhưng Bahrain, đất nước đối thủ của U23 Việt Nam có gì đặc biệt?
Quốc gia Trung Đông nhỏ bé nhất
Bahrain là một quốc gia bao gồm 30 hòn đảo lớn nhỏ, nằm giữa Ả Rập Saudi và Qatar. Diện tích Bahrain chỉ 765km2, bằng khoảng một phần tư diện tích thủ đô Hà Nội (3.329km2).
Bahrain là quốc gia nhỏ bé nhất Trung Đông và chỉ nhỉnh hơn Singapore một chút. Dân số Bahrain ước tính hiện vào khoảng 1,5 triệu người. Trong đó chỉ khoảng một nửa là công dân gốc Bahrain. Còn lại là người nước ngoài đa sắc tộc đến sinh sống và làm việc.
Bahrain khởi đầu là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong giai đoạn thế kỷ 16, rồi thuộc về người Ba Tư cho đến khi một khu rộng lớn ở Trung Đông rơi vào tay Anh. Sau khi lên nắm quyền vào năm 1941, vua Iran thân phương Tây Mohammad Reza Pahlavi tuyên bố Bahrain là một phần của nước này từ xa xưa.
Bahrain là hòn đảo lớn nằm giữa Ả Rập Saudi và Qatar.
Lợi dụng bất ổn nội bộ ở Iran kể từ năm 1981, Bahrain đã tuyên bố độc lập và thiết lập quan hệ thân cận với Anh. Mãi đến năm 2002, Bahrain mới chính thức bước vào thời kỳ quân chủ chuyên chế với sự quản lý của hoàng gia và nhà vua Hamad bin Isa Al Khalifah.
Không sở hữu nhiều dầu mỏ
Năm 1931, công ty dầu khí Bahrain (Bapco) tìm thấy mỏ dầu ở Jabal al-Dukhan và quá trình khai thác bắt đầu ngay trong năm sau.
Không giống như các quốc gia láng giềng, Bahrain không sở hữu những mỏ dầu khổng lồ. Nền kinh tế của quốc gia Trung Đông này trong một thời gian dài phụ thuộc vào hoạt động chế biến dầu thô cho các nước khác.
Gần đây, Brahrain mới chuyển mình trở thành trung tâm tài chính, thương mại và thúc đẩy du lịch. Thành phố cảng Manama ở phía đông bắc đảo Brahrain là điểm đến ưa thích của du khách đến từ các quốc gia trong khu vực. Đến cuối tuần, một lượng lớn người Ả Rập Saudi đổ sang Bahrain nghỉ dưỡng, ăn uống và vui chơi.
Khí hậu khắc nghiệt
Mùa hè ở Bahrain không hề dễ chịu, với nhiệt độ cao suốt cả ngày. Nhiệt độ trong ngày ở Brahrain từ tháng 5 đến tháng 10 vượt mức 35 độ C. Vào mùa đông, nhiệt độ cũng chỉ hạ xuống còn 21 độ C.
Bahrain rất hiếm khi có mưa và lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng 75mm. Tính trung bình, quãng thời gian có mưa ở Bahrain chỉ vào khoảng 10 ngày trong năm.
Quốc vương Bahrain Hamad bin Isa Al Khalifa.
Động, thực vật ở Bahrain hết sức đơn sơ. Chỉ có 200 loại cây trồng ở Bahrain chủ yếu là các cây sống ở vùng sa mạc. Chỉ những nơi hỗ trợ tưới tiêu và canh tác mới trồng được cây ăn quả và nuôi gia súc.
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt cùng diện tích hạn chế khiến nền nông nghiệp và sản xuất của Bahrain rất khó phát triển. Quốc gia Trung Đông giàu có này phải nhập khẩu phần lớn lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu của người dân.
Quốc gia có số lượng tỷ phú thế giới đông đảo
Giống như các nước láng giềng Trung Đông, Bahrain cũng là nơi xuất thân của nhiều người giàu có hàng đầu thế giới.
Báo cáo Global Wealth do hãng tư vấn Boston Consulting Group (BCG) công bố năm 2013 cho thấy tỉ triệu phú ở Bahrain là 4,9%. Dĩ nhiên các thành viên trong gia đình hoàng gia Bahrain đều sở hữu khối tài sản khổng lồ.
Quốc vương Hamad bin Isa Al Khalifa sở hữu một đội bay riêng với tổng trị giá lên tới 248 tiệu USD, bao gồm một chiếc Boeing Business Jet BBJ2, hai chiếc Boeing 747-400, một chiếc Boeing 767-400ER, một chiếc Gulfstream G-IV và Bell 430.
Mạng lưới đường cao tốc ở Bahrain.
Theo số liệu của World Bank năm 2017, GDP của Bahrain đạt 35,17 tỷ USD và là một nước có thu nhập cao với GDP bình quân đầu người đạt 22.405 USD/người. Dollar Bahrain hiện là đồng tiền có giá trị mạnh trong top 5 thế giới
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất ở Bahrain
Người dân Bahrain cũng đặc biệt yêu thích bóng đá. Quốc gia này có giải đấu quốc nội chuyên nghiệp riêng, Bahraini Premier League. Giải đấu bao gồm 10 câu lạc bộ thi đấu theo thể thức lượt đi và lượt về. Tổng cộng mỗi đội đá 18 trận.
Đội vô địch giải đấu quốc nội có suất dự Cúp bóng đá châu Á (AFC Cup). Bahrain cũng duy trì giải đấu hạng 2 để giúp tăng tính cạnh tranh cho các đội bóng quốc nội. Mùa giải thường bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 5 năm sau.
Đội tuyển quốc gia Bahrain thi đầu nhiều lần tại Cúp châu Á, Cúp các quốc gia Ả Rập, song chưa từng vượt qua vòng loại World Cup. Có hai lần đội tuyển Bahrain suýt chút nữa giành quyền vào vòng chung kết World Cup nhưng đã thất bại trong trận đấu quyết định.
Quốc vương Qatar chính là người đã mua và bơm tiền cho Paris Saint German - CLB gây chấn động vì mua về danh thủ Neymar với...