Tuyên bố mới của khối Tây Phi về khả năng can thiệp quân sự ở Niger

Các lãnh đạo khối Tây Phi tuần trước đã áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào Niger và cảnh báo có thể sử dụng vũ lực nếu Tổng thống Mohamed Bazoum không được khôi phục quyền lực trong vòng một tuần.

Các tướng quân đội chỉ huy cuộc đảo chính muốn loại bỏ ảnh hưởng của phương Tây ở Niger.

Các tướng quân đội chỉ huy cuộc đảo chính muốn loại bỏ ảnh hưởng của phương Tây ở Niger.

Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) ngày 2/8 đã gửi phái đoàn đến Niger để đàm phán với các tướng quân đội phát động đảo chính vào tuần trước. Các lãnh đạo quân sự của khối cũng bắt đầu cuộc họp kéo dài hai ngày tại Nigeria, quốc gia láng giềng Niger.

"Giải pháp quân sự là lựa chọn cuối cùng, nhưng chúng tôi vẫn chuẩn bị cho kịch bản đó. Cần phải chứng minh rằng chúng tôi không chỉ nói suông", Abdel-Fatau Musah quan chức ECOWAS ngày 2/8 cho biết.

Phái đoàn đàm phán tới Niger do cựu tướng quân đội Nigeria, Abdulsalami Abubakar dẫn đầu. Phái đoàn tới Niger hôm 2/8, ông Musah nói thêm.

Chi tiết về nội dung đàm phán và các vấn đề liên quan hiện chưa được tiết lộ. Hiện tại, tướng Abdourahmane Tchiani, tư lệnh đội cận vệ Tổng thống, người phát động cuộc đảo chính lật đổ ông Bazoum, đã tự tuyên bố nắm quyền và trở thành Tổng thống mới của Niger.

ECOWAS đã đấu tranh để ngăn chặn làn sóng bất ổn và đảo chính diễn ra ở Tây Phi nhưng chưa đạt kết quả. Các nước thành viên như Mali, Burkina Faso và Guinea đều chứng kiến những cuộc đảo chính trong hai năm.

Trong động thái đáp trả cứng rắn, ECOWAS đã đóng cửa biên giới với Niger, áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các lãnh đạo đảo chính.

Hôm 2/8, Nigeria đã cắt nguồn cung cấp điện cho Niger. Nigeria là quốc gia đáp ứng khoảng 70% nhu cầu điện năng cho nước láng giềng.

Tuy nhiên, hai nước thành viên ECOWAS là Mali và Burkina Faso đã lên tiếng phản đối khối can thiệp vào công việc nội bộ của Niger. Mali và Burkina Faso cũng tuyên bố sẵn sàng rút khỏi ECOWAS và nếu khối sử dụng biện pháp quân sự, hai quốc gia này sẽ có phản ứng tương xứng.

Hôm 2/8, các lãnh đạo đảo chính ở Niger thông báo mở lại biên giới với Algeria, Burkina Faso, Chad, Mali và Libya. Các khu vực biên giới này chủ yếu là sa mạc, trong khi các tuyến đường giao thương chính vẫn bị đóng cửa do lệnh trừng phạt của ECOWAS.

Pháp, Mỹ, Đức và Italia cũng duy trì một số lượng binh sĩ nhất định ở Niger. Các lực lượng phương Tây hiện vẫn đang án binh bất động, chưa có dấu hiệu hành động quân sự hay rút quân.

Nguồn: [Link nguồn]

Hai quốc gia cảnh báo rắn nếu các nước châu Phi can thiệp quân sự vào Niger

Hai quốc gia đã có phản ứng mạnh sau khi cộng đồng các nước châu Phi ra tối hậu thư yêu cầu phe đảo chính quân sự tại Niger khôi phục quyền lực cho Tổng thống Mohamed Bazoum...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Al Jazeera ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN