Phe đảo chính ở Niger: Pháp được nhờ tấn công quân sự, giải cứu Tổng thống bị lật đổ

Phe quân đội lật đổ Tổng thống Niger Mohamed Bazoum ngày 31/7 cáo buộc chính phủ bị lật đổ đã đề nghị Pháp tấn công quân sự để giải cứu ông Bazoum.

Đám đông ủng hộ phe quân đội giơ biểu ngữ phản đối Pháp ở thủ đô Niamey, Niger.

Đám đông ủng hộ phe quân đội giơ biểu ngữ phản đối Pháp ở thủ đô Niamey, Niger.

Đại tá Amadou Abdramane, một trong những chỉ huy cuộc đảo chính, đưa ra tuyên bố trên kênh truyền hình quốc gia, theo đài Al Jazeera.

Ông Abdramane cáo buộc Ngoại trưởng, quyền Thủ tướng Hassoumi Massoudou, đã ký quyết định nhờ quân đội Pháp can thiệp.

Hiện không rõ ông Massoudou đang ở đâu, trong khi lần cuối cùng ông Bazoum xuất hiện là ở dinh tổng thống.

Phe quân đội cũng cáo buộc trên truyền hình rằng Pháp đang tìm cách thức và phương tiện để can thiệp quân sự vào Niger, thông qua liên lạc với một số quan chức trung thành với ông Bazoum.

Pháp đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc. Nhưng Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna nói rằng Paris vẫn muốn "khôi phục quyền lực cho ông Bazoum".

"Ông Bazoum quay trở lại nắm quyền là cần thiết vì tình trạng mất ổn định rất nguy hiểm, không chỉ đối với Niger mà còn với các nước láng giềng", bà Colonna nói.

Ông Bazoum có quan điểm thân phương Tây, là người đầu tiên lên nắm quyền ở Niger thông qua bầu cử cách đây 2 năm. Đây là lần đầu tiên Niger chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.

Hôm 31/7, phe quân đội đã bắt giữ bộ trưởng và các quan chức năng lượng. Lãnh đạo Ủy ban Điều hành Quốc gia cũng bị bắt.

Trước đó, phe quân đội đã bắt giữ Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Giao thông và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Niger.

Hôm 30/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định "sẽ hành động ngay lập tức và không khoan nhượng" nếu công dân hoặc lợi ích của Pháp ở Niger bị đe dọa ở Niger.

Sau cuộc đảo chính, hàng ngàn người ủng hộ phe quân đội đã biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Pháp. Một số người biểu tình quá khích còn đòi xông vào đại sứ quán nhưng bị giải tán bằng hơi cay.

Niger từng là thuộc địa của Pháp trong hơn 50 năm, chính thức giành độc lập vào năm 1960. Cho đến trước cuộc đảo chính, Pháp vẫn có ảnh hưởng đáng kể ở Niger. Công ty Pháp nắm giữ các ngành khai thác tài nguyên quan trọng. Pháp hiện có khoảng 1.500 binh sĩ đóng quân ở Niger.

Nguồn: [Link nguồn]

Hai quốc gia cảnh báo rắn nếu các nước châu Phi can thiệp quân sự vào Niger

Hai quốc gia đã có phản ứng mạnh sau khi cộng đồng các nước châu Phi ra tối hậu thư yêu cầu phe đảo chính quân sự tại Niger khôi phục quyền lực cho Tổng thống Mohamed Bazoum...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Al Jazeera ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN