Từ nước giàu bậc nhất, Venezuela chìm trong khủng hoảng ra sao?

Sự kiện: Tin tức Venezuela

Việc Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ hai kéo dài 6 năm được coi là giọt nước tràn ly, khiến Venezuela ngày càng trở nên hỗn loạn.

Từ nước giàu bậc nhất, Venezuela chìm trong khủng hoảng ra sao? - 1

Căng thẳng bùng phát khi ông Maduro nắm quyền Tổng thống nhiệm kỳ hai.

Theo CNN, chỉ sau hai tuần tuyên thệ nhậm chức, ông Maduro đang phải đối mặt với những thách thức lớn chưa từng có.

Lãnh đạo đối lập Juan Guaido hôm 23.1 tuyên bố trở thành Tổng thống lâm thời ngay tại thủ đô Caracas, trước hàng chục ngàn người ủng hộ.

Nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Canada tuyên bố ủng hộ Guaido. Ngược lại, Nga, Trung Quốc và một số nước khác cam kết ủng hộ Maduro.

HIện chưa rõ cuộc khủng hoảng Venezuela sẽ còn diễn ra như thế nào, nhưng giới phân tích đã nhắc đến khả năng Mỹ can thiệp quân sự vào quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên này.

Hàng thập kỷ suy thoái

Venezuela sở hữu nguồn cung dầu thô lớn nhất thế giới. Quốc gia Nam Mỹ này từng được cho là không bao giờ cạn tiền nhờ giếng dầu khổng lồ.

Trong những năm 1970, Venezuela là quốc gia giàu nhất Mỹ-Latin, được coi là cường quốc khu vực với GDP còn cao hơn cả Tây Ban Nha hay Israel.

Sau hàng thập kỷ phụ thuộc vào dầu mỏ, Venezuela “trở tay không kịp” khi giá dầu xuống dốc. Từ năm 1980 - 1990, GDP bình quân đầu người của Venezuela giảm tới 46%.

Từ nước giàu bậc nhất, Venezuela chìm trong khủng hoảng ra sao? - 2

Người biểu tình đụng độ với cảnh sát ở thủ đô Caracas.

Lãnh tụ Hugo Chavez khi đó xuất hiện, đưa Venezuela bước vào giai đoạn ổn định với các chính sách quốc hữu hóa các ngành công nghiệp, chuyển lượng tiền lớn từ ngân sách chính phủ sang các chương trình phúc lợi xã hội.

Năm 2013, nhà lãnh đạo Hugo Chavez qua đời và người kế nhiệm là Nicolas Maduro. Ông Maduro vừa lên nắm quyền đã phải đối phó với hàng loạt thách thức.

Giá dầu thế giới tiếp tục sụt giảm mạnh vào năm 2014 khiến nguồn thu ngoại tệ của Venezuela cũng giảm theo.

Kinh tế suy thoái và lạm phát leo thang khiến người dân Venezuela không thể tiếp cận các điều kiện sống cơ bản như thực phẩm, thuốc men.

Liên Hợp Quốc ước tính có 3 triệu người Venezuela rời quốc gia này vào năm 2014. Trong những năm qua, chính quyền Maduro cố gắng chèo lái con thuyền Venezuela với những chính sách tương tự như Hugo Chavez, nhưng không tạo được dấu ấn bằng.

Năm 2016 được coi là đỉnh điểm của khủng hoảng khi giá dầu có lúc xuống tới 26$/thùng, so với mức 100$ ở thời điểm giá dầu leo thang. Các cuộc biểu tình chống chính phủ từ đó xuất hiện ngày càng dày đặc hơn.

Đến năm 2019, khủng hoảng Venezuela từ kinh tế đã lan sang chính trị, khi ông Maduro tiếp tục nắm quyền Tổng thống nhiệm kỳ hai. Mỹ không công nhận kết quả bầu cử này vì cho rằng các ứng viên đối lập ở Venezuela đã bị cấm tham gia tranh cử.

Cùng với lệnh cấm vận của Mỹ, lạm phát ở Venezuela đã chạm mốc 10 triệu %. Chính quyền Maduro cố gắng cải cách tiền lương, tăng lương cho người lao động nhưng những gì người Venezuela mua được ngày càng giảm theo tháng.

Sự xuất hiện của Juan Guaido

Cách đây vài năm, không ai biết rõ về cái tên Juan Guaido, người năm nay mới 35 tuổi. Guaido dấn thân vào chính trị kể từ khi theo học Đại học ở thủ đô Caracas.

Từ nước giàu bậc nhất, Venezuela chìm trong khủng hoảng ra sao? - 3

Juan Guaido được Mỹ và nhiều quốc gia Mỹ-Latin ủng hộ.

Guaido chỉ mới trở thành Chủ tịch Quốc hội Venezuela vào ngày 5.1, sau 5 năm tham gia vào Quốc hội. Người thầy dẫn dắt Guaido là Leopoldo Lopez, cựu thống đốc Caracas. Chính Lopez là người đưa Guaido vào Quốc hội.

Hôm 23.1, Guaido tuyên bố trở thành Tổng thống lâm thời, trong một động thái nhằm thu hút sự ủng hộ của quốc tế. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay lập tức công nhận Guaido, kéo theo sự ủng hộ của hàng loạt quốc gia Nam Mỹ.

Tuy nhiên, quân đội Venezuela vẫn trung thành với Maduro, khiến cho tình hình căng thẳng trở nên hết sức khó lường.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi quân đội Venezuela đứng lên lật đổ Maduro, trao quyền lãnh đạo cho Juan Guaido.

Không rõ hiện tại Maduro kiểm soát quân đội đến mức nào. Guaido đã lên tiếng tuyên bố sẵn sàng ân xá cho bất kỳ ai trong quân đội tuyên bố chống lại Maduro.

Hiện tại, Guaido đã lui về nơi bí mật, trong khi đường phố Venezuela tạm thời vắng lặng, có thể là chuẩn bị cho những sóng gió sắp tới.

”Cậu bé 35 tuổi” tự nhận là Tổng thống lâm thời Venezuela là ai?

Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo phe đối lập Venezuela, thường bị ông Maduro xem là một trong những “cậu bé“ đối lập, đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Venezuela Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN