Truyền thông Mỹ: Việt Nam là "nhà vô địch thế giới" trong chống dịch Covid-19?

Hôm 7/5, Đài phát thanh công cộng quốc tế (PRI) của Mỹ đã có bài phân tích về nỗ lực chống dịch Covid-19 của Việt Nam.

Dưới đây là toàn bộ nội dung bài phân tích!

Mỹ ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào cuối tháng 1 - cùng thời điểm mà dịch Covid-19 chính thức xuất hiện ở Việt Nam.

Từ đó tới nay là gần 4 tháng. Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch toàn cầu với hơn 1,2 triệu ca nhiễm Covid-19 và hơn 75.000 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa có ca tử vong vì Covid-19 nào, số ca nhiễm cũng chưa đến 300. Đây là con số thống kê ấn tượng đối với quốc gia có số dân hơn 95 triệu người.

Có quốc gia nào trên thế giới với nguồn lực hạn chế và dân số đông đẩy lùi được đại dịch Covid-19 như vậy?

Hàn Quốc, Iceland, New Zealand, Đài Loan và Singapore là các quốc gia, vùng lãnh thổ được đưa ra như là minh chứng cho câu chuyện chống dịch Covid-19 thành công. Nhưng Việt Nam có số dân đông hơn cả 5 quốc gia, vùng lãnh thổ này cộng lại, trong khi điều kiện kinh tế vẫn còn hạn chế.

Thế giới có thể rút ra được nhiều bài học thực tế từ Việt Nam, đặc biệt là việc hành động nhanh và quyết liệt.

Theo Ba-Linh Tran, một nhà phân tích chính sách độc lập ở thành phố Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo của Việt Nam không mất nhiều thời gian để "xác định chống đại dịch Covid-19 như chống giặc".

Tại Việt Nam, các thông báo công cộng cảnh báo dịch Covid-19 đang đe dọa loài người và "một cuộc chiến chống dịch đã bắt đầu". Theo Ba-Linh, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam còn đưa ra tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ chống dịch”.

Nếu có quốc gia nào có thể giành chiến thắng bất chấp gặp bất lợi về quân số, vũ khí khí tài thì đó chỉ có thể là Việt Nam. Minh chứng rõ ràng đã được đưa ra trong quá khứ.

Theo Ba-Linh, người dân không cần được nhắc nhở quá nhiều cũng nhận ra cuộc chiến với Covid-19 là một cuộc đấu sinh tử.

Mọi người đều không quên đại dịch SARS hồi đầu những năm 2.000. Họ cũng tin rằng "mọi chuyện sẽ chỉ ổn" khi thực hiện giãn cách xã hội nghiêm túc.

Cuối tháng 2, Việt Nam đã đóng cửa biên giới và bắt đầu phát triển bộ xét nghiệm với virus SARS-CoV-2. Từ đó tới nay, Việt Nam có tỷ lệ phát hiện Covid-19 trên tổng mẫu xét nghiệm ở nhóm cao nhất thế giới, tự sản xuất kit xét nghiệm được Tổ chức Y tế thế giới công nhận và xuất khẩu.

Theo Ba-Linh, ngoài chìa khóa chính là lời kêu gọi hành động khẩn trương của chính phủ, thành công của Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19 còn đến từ các chính sách quyết liệt.

Trong suốt thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội, chủ các cửa hàng thiết yếu áp dụng việc đo thân nhiệt nhân viên, khách hàng và yêu cầu mọi người sát khuẩn tay bằng nước rửa tay khô. Trên đường phố, các bức tranh với phong cách cổ động được treo đầy để nâng cao nhận thức của người dân trong đại dịch.

Một bài hát về việc rửa tay đúng cách và giữ vệ sinh của Việt Nam thậm chí còn được chia sẻ rộng rãi, thu hút sự chú ý của quốc tế với hàng chục triệu lượt xem trực tuyến.

Ngoài các chiến dịch truyền thông đại chúng nâng cao ý thức người dân, các án phạt nghiêm khắc với người vi phạm cũng đóng góp quan trọng vào thành công chung. Tụ tập đông người, không đeo khẩu trang nơi công cộng không chỉ là điều cấm mà bất cứ ai không đeo khẩu trang và bị phát hiện lây bệnh Covid-19 cho người khác có thể đối mặt với án tù.

Nỗ lực phòng chống Covid-19 của Việt Nam còn được theo dõi bởi Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC). Các nhóm CDC đã làm việc cùng giới chức y tế Việt Nam kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.

Một quan chức CDC ở Hà Nội cho biết ông có "niềm tin rất lớn" vào công tác phòng chống dịch Covid-19 của chính phủ Việt Nam. Một người khác trích dẫn sự liên hệ chặt chẽ giữa các nhóm chuyên gia của CDC và đồng nghiệp Việt Nam và cho rằng "không có dấu hiệu nào cho thấy thống kê về Covid-19 ở Việt Nam là sai thực tế".

Cuộc chiến với dịch Covid-19 của Việt Nam vẫn tiếp diễn và mọi thứ luôn có thể thay đổi. Việt Nam vẫn tạm dừng nhập cảnh với hầu hết người nước ngoài vì tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn phức tạp.

Nhưng ở trong nước, người dân Việt Nam đang tận hưởng thành quả của nỗ lực chống dịch Covid-19 nghiêm túc. Nhiều cửa hàng, trường học đã mở cửa trở lại nhưng vẫn thận trọng. Sự náo nhiệt ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh đang dần trở lại, theo Ba-Linh.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga: Nhóm gái sexy mặc kín trên hở dưới bị sờ gáy vì chơi ngông ”phá” lệnh phong tỏa

Nhóm "chân dài" chỉ mặc quần lót, áo phông và đội mũ bảo hiểm gây sự chú ý khi đi cùng các tay chơi mô tô phân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - PRI ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN