Trung Quốc "tự vác đá ghè chân"?

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc có nguy cơ mắc sai lầm nghiêm trọng khi áp dụng các biện pháp cứng rắn trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng, từ công nghệ đến giáo dục tư nhân và thị trường bất động sản.

Đó là nhận định của ông Raghuram Rajan, cựu kinh tế gia trưởng tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trên đài CNBC hôm 15-10, chuyên gia này nói: "Ở một mức độ nào đó, Trung Quốc đang tấn công vào những nền tảng kinh tế tăng trưởng của chính mình". Ông Rajan cho rằng Trung Quốc đã dựa vào nguồn lao động và tài chính giá rẻ để phát triển kinh tế. Chính vì thế, việc rời bỏ mô hình tăng trưởng đó dù là cần thiết thì cũng gây ra nhiều bất ổn.

Theo ông Rajan, lĩnh vực lớn nhất mà giới chức Trung Quốc đang muốn cải tổ là thị trường nhà ở và đã có nhiều biện pháp nhằm kiểm soát giá bất động sản tăng vọt trong những tháng gần đây, bao gồm thắt chặt các gói tài trợ cho những chủ đầu tư mắc nợ cao. Ông Rajan, hiện là giáo sư tài chính tại Trường ĐH Chicago (Mỹ), nhận định đó là động thái hoàn hảo trong một kế hoạch dài hơi nhưng lại cực kỳ bất ổn trong ngắn hạn. Hậu quả dễ thấy nhất là việc Tập đoàn Evergrande đang chật vật trước "núi nợ" 300 tỉ USD và nhiều công ty địa ốc khác có thể gặp những rắc rối tương tự.

Công trường xây dựng gần trụ sở Tập đoàn Evergrande ở TP Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc vào cuối tháng 9-2021 Ảnh: REUTERS

Công trường xây dựng gần trụ sở Tập đoàn Evergrande ở TP Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc vào cuối tháng 9-2021 Ảnh: REUTERS

Liên quan đến Evergrande, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) hôm 15-10 cho rằng đây là trường hợp cá biệt và hầu hết doanh nghiệp bất động sản ở nước này đều hoạt động ổn định. Đại diện PBoC nhấn mạnh nhà chức trách sẽ bảo vệ người tiêu dùng đã mua nhà và hỗ trợ tài chính để tiếp tục xây dựng các dự án. Song song đó, ngân hàng trung ương này tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thường lệ và các yếu tố như lạm phát đều có thể kiểm soát được.

Những thách thức kinh tế mà Trung Quốc đang đối mặt đã khiến khoảng 10 ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới hạ dự báo tăng trưởng trong năm nay của nền kinh tế số 2 thế giới xuống còn 8,2%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Nguồn: [Link nguồn]

Hệ thống đường sắt cao tốc gây nợ 'khủng' ở Trung Quốc

Các khoản nợ phát sinh từ dự án xây đường sắt cao tốc đã tăng lên tới gần 847,6 tỉ USD vào cuối năm 2019, tương đương...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuân Mai ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN