Hai quốc gia châu Phi “vỡ mộng” về lời hứa của công ty Trung Quốc

Các thỏa thuận đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đổi lấy quyền khai thác khoáng sản ở châu Phi của Trung Quốc đang bị đặt dấu hỏi lớn, vì lợi ích không đạt được như các nước châu Phi kì vọng.

Cộng hòa Dân chủ Congo từng kí thỏa thuận trị giá 6 tỉ USD với công ty Trung Quốc.

Cộng hòa Dân chủ Congo từng kí thỏa thuận trị giá 6 tỉ USD với công ty Trung Quốc.

Ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Tổng thống Felix Tshisekedi gần đây ra lệnh đàm phán lại thỏa thuận trị giá 6 tỉ USD với công ty Trung Quốc về việc khai thác mỏ đồng và coban.

Cộng hòa Dân chủ Congo cho rằng, nước này không được hưởng lợi như kì vọng từ thỏa thuận. Ngược lại, công ty Trung Quốc nói đã xây dựng một số dự án ở quốc gia Trung Phi dù gặp phải những khó khăn, ví dụ như tình trạng thiếu điện.

Một dự án khác cũng làm dấy lên mối lo ngại tương tự là đổi quyền khai thác bô xít lấy cơ sở hạ tầng ở Ghana. Công ty Trung Quốc Sinohydro đồng ý đầu tư 2 tỉ USD để xây dựng đường sá, nhà cửa và điện khí hóa nông thôn.

Đổi lại, Ghana sử dụng tiền bán khoáng sản bô xít cho Trung Quốc để trả nợ. Luis Scungio, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu về các Tập đoàn Đa quốc gia, nói “các thỏa thuận trên phản ánh tình trạng nhiều nước châu Phi có khoáng sản dồi dào, nhưng cơ sở hạ tầng lại chưa phát triển”.

Cộng hòa Dân chủ Congo là nhà sản xuất coban hàng đầu.

Cộng hòa Dân chủ Congo là nhà sản xuất coban hàng đầu.

Ngược lại, Trung Quốc rất cần tài nguyên khoáng sản và có kinh nghiệm trong xây dựng. Vào những năm 1980, Trung Quốc từng ký thỏa thuận tương tự với Nhật Bản để đổi khoáng sản lấy cơ sở hạ tầng.

“Trung Quốc đang áp dụng hình mẫu này với châu Phi”, Scungio nói. Cộng hòa Dân chủ Congo và Ghana cũng quan ngại về tình trạng công ty Trung Quốc khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, xả chất thải thẳng ra sông hồ, ảnh hưởng đến nguồn nước của các cộng đồng dân cư ở hạ lưu.

“Ở Ghana, thỏa thuận bô xít còn gây tranh cãi gay gắt vì địa điểm khai thác là rừng Atewa, một trong những khu rừng xanh lớn nhất ở Tây Phi”, Scungio nói.

Một số chính trị gia đối lập Ghana mô tả thỏa thuận là sự thất bại. Vì suốt 3 năm sau khi ký thỏa thuận với đối tác Trung Quốc, không có một con đường nào được xây dựng.

Dự án khai thác bô xít ở Ghana gây tranh cãi vì ảnh hưởng đến khu rừng xanh Atewa.

Dự án khai thác bô xít ở Ghana gây tranh cãi vì ảnh hưởng đến khu rừng xanh Atewa.

Các chính trị gia đối lập cũng cảnh báo, thỏa thuận trị giá 2 tỉ USD chỉ càng khiến Ghana chìm trong nợ. Trong một động thái trấn an dư luận, Gideon Boako, phát ngôn viên Phó Tổng thống Ghana, Mahamudu Bawumia, nói chính phủ sẽ trả xong nợ trong 3 năm tới.

Christian-Geraud Neema, một nhà phân tích chính trị am hiểu tình hình châu Phi, nói thu hút phiếu bầu là lý do các nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Congo và Ghana sẵn sàng ký thỏa thuận với Trung Quốc, đổi khoáng sản lấy cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, đến khi chính phủ mới lên nắm quyền, các thỏa thuận mới bị phát hiện là không hiệu quả. “Vấn đề đối với các chính phủ châu Phi là thu hút phiếu bầu, còn Trung Quốc muốn kiếm lời”, Neema nói.

Bên cạnh đó, chỉ có Trung Quốc sẵn sàng vung tiền cho các dự án đầu tư ở châu Phi. Do tình trạng bất ổn chính trị và kinh tế ở các nước này càng tăng thêm chi phí rủi ro, Neema nói.

“Trừ khi phương Tây và Mỹ can thiệp, việc các nước châu Phi tìm kiếm thỏa thuận với Trung Quốc để rồi vỡ mộng vẫn sẽ còn xảy ra”, Neema nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Thành phố đông dân nhất châu Phi sẽ trở thành nơi không thể sống nổi

Xe cộ, nhà cửa ngập trong nước. Người đi làm lội qua vùng nước sâu tới đầu gối và các chủ nhà ngao ngán tính thiệt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN