Trung Quốc đối mặt cuộc khủng hoảng tác động lớn đến kinh tế

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Trung Quốc đang trong cuộc khủng hoảng thiếu điện do thời tiết cực đoan, nhu cầu năng lượng tăng cao và các giới hạn nghiêm ngặt trong việc sử dụng than đá, ảnh hưởng lớn đến mạng lưới điện quốc gia.

Trung Quốc đang rơi vào cảnh thiếu điện trầm trọng.

Trung Quốc đang rơi vào cảnh thiếu điện trầm trọng.

Một số tỉnh của Trung Quốc cho biết đang phải đối mặt với khủng hoảng năng lượng trong vài tuần qua, bao gồm cả các địa phương là “đầu tàu kinh tế”, theo CNN.

Tỉnh Quảng Đông, trung tâm sản xuất chiếm 1.700 tỷ USD, tương đương hơn 10% sản lượng kinh tế hàng năm của Trung Quốc, đã thiếu điện trong hơn một tháng qua. 

Các công ty trên toàn tỉnh phải buộc đóng cửa vài ngày mỗi tuần. Một số địa phương cảnh báo việc phân bổ sử dụng điện có thể kéo dài đến cuối năm nay.

Không chỉ ở Quảng Đông, 9 tỉnh khác của Trung Quốc cũng đang gặp vấn đề tương tự, gồm Vân Nam, Quảng Tây và trung tâm sản xuất Chiết Giang.

Các chính quyền các địa phương phải thông báo giới hạn cung ứng điện trên một khu vực có tổng diện tích bằng Anh, Đức, Pháp và Nhật Bản cộng lại.

Thiếu điện là nguyên nhân làm chậm tốc độ tăng trưởng tại các nhà máy ở Trung Quốc, theo ghi nhận của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

Đây là cuộc khủng hoảng thiếu điện tồi tệ nhất ở Trung Quốc kể từ năm 2011, khi hạn hán và giá than tăng cao đã khiến 17 tỉnh hạn chế sử dụng điện. 

Ngày nay, để hướng tới mục tiêu không phát thải carbon vào năm 2060, các mỏ than ở Trung Quốc khai thác chậm hơn, dẫn tới giá thành cao hơn. Các nhà máy điện than phải hạn chế sản xuất điện vì chênh lệch giá thành nguyên liệu đầu vào và giá điện bán ra. Bên cạnh đó, thời tiết khắc nghiệt đang cản trở hoạt động của thủy điện.

Theo CNN, tình trạng thiếu điện có thể tạo ra cú đấm, tác động lớn đến sự phục hồi sản xuất của Trung Quốc sau đại dịch Covid-19, làm trầm trọng thêm các vấn đề đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tình trạng thiếu điện có thể làm giảm sản lượng ở hầu hết lĩnh vực, bao gồm cả các ngành then chốt như xây dựng và sản xuất. 

Chengde New Material có trụ sở tại Quảng Đông, một trong những nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất của đất nước, thông báo sẽ đóng cửa hoạt động trong hai ngày mỗi tuần cho đến khi không còn cảnh thiếu điện.

Công ty dự kiến khối lượng sản xuất sẽ giảm 20%, tương đương 10.000 tấn thép mỗi tháng.

Tình trạng thiếu điện ở tỉnh Vân Nam cũng khiến nguồn cung một số kim loại như nhôm và thiếc giảm.

Các chuyên gia nhận định, có nhiều nguyên nhân Trung Quốc rơi vào cảnh thiếu điện, từ nhu cầu năng lượng cao cho đến thời tiết khắc nghiệt. Trong 5 tháng đầu năm, tiêu thụ điện ở phía nam Trung Quốc đã vượt mức trước đại dịch, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2019, theo nhà điều hành lưới điện China Southern Power Grid.

Than vẫn tham gia vào việc tạo ra khoảng 60% điện năng của đất nước. Nhưng chính phủ Trung Quốc đang cố gắng giảm tiêu thụ than. Trong khi đó, thời tiết khắc nghiệt khiến khả năng sản xuất năng lượng của thủy điện suy yếu. Nắng nóng làm tăng nhu cầu dùng điện để làm mát và làm lạnh của người dân.

Trung Quốc cũng đã phải vật lộn để tăng nguồn cung ở nước ngoài. Giá nhập khẩu than ở Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi trong năm ngoái, Henning Gloystein đến từ tổ chức Eurasia, nói.

Bắc Kinh cũng tự làm khó mình do mối quan hệ căng thẳng với Úc, quốc gia cung ứng tới 60% lượng than nhập khẩu của Trung Quốc, theo số liệu năm 2019. Trung Quốc quay sang mua than của Indonesia và Nam Phi nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc được dự báo sẽ còn kéo dài trong vài tháng tới, đặc biệt là qua những tháng có nhiệt độ cao vào mùa hè.

Nguồn: [Link nguồn]

Đội tàu cá Trung Quốc bị tố hủy hoại ngư trường màu mỡ nhất thế giới

Đội tàu cá Trung Quốc ở Thái Bình Dương đã tăng 500% về số lượng kể từ năm 2012 và vơ vét một lượng lớn cá ngừ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN