Trạm vũ trụ TQ 8,5 tấn lao xuống Trái đất, tạo quả cầu lửa khổng lồ

Trạm vũ trụ 8,5 tấn của Trung Quốc lao xuống Trái đất với tốc độ lên tới 27000 km/giờ, tạo thành quả cầu lửa khổng lồ.

Trạm vũ trụ TQ 8,5 tấn lao xuống Trái đất, tạo quả cầu lửa khổng lồ - 1

Mô phỏng cảnh trạm vũ trụ rơi xuống Trái đất.

Theo CNN, trạm vũ trụ Tiangong-1 (Thiên Cung 1) mới rơi xuống khu vực rộng lớn ở vùng biển nam Thái Bình Dương, gần Tahiti, tạo thành cảnh tượng bốc cháy ngùn ngụt trong một khu vực rộng lớn.

Theo các chuyên gia, chỉ khoảng 10% mảnh vỡ trong trạm vũ trụ 8,5 tấn là vượt qua được bầu khí quyển Trái đất. Các thành phần có trọng lượng lớn như động cơ có khả năng lớn nhất.

Cơ quan hàng không vũ trụ Trung Quốc xác nhận thông tin trên và cho biết: “Đa số các mảnh vỡ lớn đều bị đốt cháy trong quá trình quay trở lại bầu khí quyển”.

Hiện chưa rõ liệu các mảnh vỡ còn lại của trạm vũ trụ Thiên Cung rơi xuống biển có đe dọa đến hệ sinh thái hay không. Các mảnh vỡ kim loại chứa hydrazine có thể đe dọa đến sự sống trong khu vực, vì đây là chất cực độc và có độ ăn mòn cao.

Trạm vũ trụ TQ 8,5 tấn lao xuống Trái đất, tạo quả cầu lửa khổng lồ - 2

Trạm vũ trụ Thiên Cung nhìn qua radar.

Trong quá khứ, trạm vũ trụ Skylab đầu tiên của NASA rơi xuống Trái đất năm 1979 mà không gây ra bất kỳ thiệt hại nào. Lần gần đây nhất, trạm vũ trụ Mir nặng 135 tấn của Nga cũng lao xuống Trái đất vào năm 2001 và bị phá hủy hoàn toàn.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 2.4 cáo buộc truyền thông quốc tế thổi phồng về việc trạm vũ trụ Thiên Cung có thể gây tai họa khi lao xuống Trái đất.

“Các nước phương Tây ghen tị với sự phát triển trong ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc nên họ đưa ra những phỏng đoán thiếu căn cứ. Việc tàu vũ trụ hay trạm vũ trụ quay trở lại bầu khí quyển là điều hết sức bình thường”, Thời báo Hoàn Cầu viết.

Trạm vũ trụ Trung Quốc sắp trút chất kịch độc xuống Trái đất?

Trạm vũ trụ Trung Quốc sắp đâm xuống Trái đất được xác định mang hóa chất kịch độc có thể gây ung thư và nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN