Trái đất lần đầu gửi lời “chào” người ngoài hành tinh

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Sau hàng thập kỷ tìm kiếm thông điệp từ người ngoài hành tinh trong vô vọng, các nhà khoa học cho rằng, đã đến lúc Trái đất cần phải thử sử dụng quy tắc đơn giản nhất là gửi lời “chào” trước.

Trái đất lần đầu gửi lời “chào” người ngoài hành tinh - 1

Phác họa hình ảnh người ngoài hành tinh.

Theo phys.org, tổ chức mới thành lập mang tên METI (Messaging Extra Terrestrial Intelligence) sẽ gửi tín hiệu đến những hành tinh xa xôi thay vì chờ đợi người ngoài hành tinh liên lạc.

Cho đến cuối năm 2018, dự án sẽ truyền một số lời chào thông qua tín hiệu vô tuyến hoặc tia laser tới Proxima b, hành tinh đá quay quanh ngôi sao gần hệ Mặt Trời nhất. Tín hiệu sau đó sẽ được gửi đến nhiều địa điểm xa xôi hơn, cách Trái đất hàng trăm hoặc hàng nghìn năm ánh sáng.

Đây là nỗ lực đầu tiên nhằm truyền những thông điệp có ý nghĩa và lặp lại vào vũ trụ, hướng đến một số ngôi sao trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

"Nếu chúng ta muốn trao đổi qua nhiều thế hệ, chúng ta cần học hỏi và chia sẻ thông tin", Douglas Vakoch, chủ tịch METI, cựu giám đốc bộ phận Tín hiệu liên ngân hà tại Viện tìm kiếm trí thông minh ngoài hành tinh (SETI) ở Mountain View, California (Mỹ), chia sẻ.

Thành lập năm ngoái, METI sẽ tổ chức hai hội thảo vào năm tới ở Paris, Pháp và St. Louis, Mỹ. Tổ chức cũng lên kế hoạch gây quỹ 1 triệu USD hàng năm để duy trì hoạt động, chế tạo hoặc mượn một máy phát tín hiệu mạnh mẽ ở địa điểm hẻo lánh.

Dự án cũng bao gồm việc soạn thảo lời chào hoàn hảo, bằng nhiều ngôn ngữ để gửi tới người ngoài hành tinh. Giống như các dự án tham vọng khác, kế hoạch của METI cũng gây ra những tranh cãi trong giới nghiên cứu.

Trái đất lần đầu gửi lời “chào” người ngoài hành tinh - 2

Các nhà khoa học hy vọng sẽ nhận được tín hiệu trả lời của người ngoài hành tinh.

Chúng ta không nên tự khiến cho bản thân trở thành tâm điểm của sự chú ý, nhà viết kịch bản khoa học viễn tưởng David Brin nói. Thiên tài vật lý người Anh Stephen Hawking thì cho rằng, con người không nên cố gắng tìm cách liên lạc với người ngoài hành tinh vì họ có thể có thái độ thù địch.

“Chúng ta không biết được liệu người ngoài hành tinh có nguy hiểm hay không”, nhà vật lý Mark Buchanan viết trên Tạp chí Nature Physics.

Các chuyên gia khác lại ủng hộ nỗ lực này. "Tôi sẽ rất vui khi chứng kiến dự án được thực hiện”, Seth Shostak, nhà thiên văn học cao cấp ở viện SETI nói. “Tôi nghĩ chúng ta sẽ có thứ để học hỏi thay vì lo sợ và ít nhất là khả năng khám phá ra thứ gì đó thực sự mang tính cách mạng, rằng một người hàng xóm ở rất gần Trái đất".

Trong quá khứ, nhân loại từng nhiều lần tìm cách liên lạc với người ngoài hành tinh nhưng việc truyền tín hiệu thì chưa từng có tiền lệ.

Trong những năm 1970, tàu vũ trụ Pioneer 10 và 11 của NASA bay vào không gian, mang theo bản khắc bằng vàng, vẽ vị trí Trái đất trong Hệ Mặt trời và một thông điệp chúc mừng, gửi tới bất cứ sự sống ngoài hành tinh nào tình cờ bắt gặp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Phys.org ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN