Trái đất có thêm "Mặt trăng" khác, sẽ đồng hành 1.500 năm nữa

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Trái đất có Mặt trăng mới hay ít nhất được gọi là bán Mặt trăng, một nghiên cứu mới đây cho biết.

Các nhà thiên văn học phát hiện một "bán Mặt trăng" mới của Trái đất. Ảnh minh họa.

Các nhà thiên văn học phát hiện một "bán Mặt trăng" mới của Trái đất. Ảnh minh họa.

Khác với Mặt trăng quay xung quanh Trái đất vì lực hấp dẫn của Trái đất, thiên thạch 2023 FW13 được coi là bán Mặt trăng vì nó cũng bay quanh Trái đất nhưng bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn của Mặt trời, theo Daily Mail.

Bán Mặt trăng 2023 FW13 được các nhà nghiên cứu phát hiện bằng cách sử dụng kính viễn vọng Pan-STARRS trên đỉnh núi lửa Haleakala ở Hawaii. Đây là một trong số ít các bán Mặt trăng được phát hiện cho đến nay.

Các chuyên gia cho rằng, “người bạn đồng hành” này đã ở gần Trái đất từ năm 100 trước Công nguyên và sẽ tiếp tục quay quanh hành tinh xanh trong ít nhất 1.500 năm nữa, nghĩa là đến khoảng năm 3700. Ngoài ra, bán Mặt trăng 2023 FW13 cũng sẽ không gây nguy hiểm cho con người trên Trái đất trong suốt quá trình dài này.

Mặt trăng là khái niệm chung chỉ các vật thể quay xung quanh một hành tinh và chịu sự ràng buộc của hành tinh đó, bất kể kích thước. Sao Mộc hiện là hành tinh nhiều mặt trăng nhất hệ Mặt trời.

Quỹ đạo của bán Mặt trăng 2023 FW13 so với các Mặt trời và các hành tinh khác. (Đường màu xanh lá cây).

Quỹ đạo của bán Mặt trăng 2023 FW13 so với các Mặt trời và các hành tinh khác. (Đường màu xanh lá cây).

Bán mặt Trăng được dùng để chỉ các vật thể cũng quanh xung quanh hành tinh, nhưng bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn bên ngoài, trong trường hợp này là từ Mặt trời.

Thiên thạch 2023 FW13 khác với Mặt trăng tự nhiên vì quỹ đạo quay quanh Trái đất của nó nằm ngoài phạm vi tác động từ lực hấp dẫn của Trái đất.

Phạm vi lực hấp dẫn của Trái đất có thể tác động lên các thiên thể là 1,5 triệu km, nhưng bán kính quay xung quanh Trái đất thiên thạch 2023 FW13 là 2,57 triệu km. Trong khi đó, khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng là 384.400km.

"Trái đất về cơ bản không đóng vai trò gì đối với quỹ đạo của  thiên thạch 2023 FW13", Alan Harris, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Vũ trụ ở Boulder, Colorado (Mỹ), nói.

Thiên thạch 2023 W13 được kính viễn vọng Pan-STARRS phát hiện lần đầu vào ngày 28/3. Sự tồn tại của nó sau đó được xác nhận bởi các kính thiên văn khác.

Mặc dù kích thước của 2023 FW13 chưa được xác nhận, chuyên gia am hiểu về các tiểu hành tinh, Richard Binzel ước tính nó có đường kính khoảng 10 - 15 mét. Con số này là rất nhỏ so với đường kính của mặt trăng là 3.474 km.

Trong khi quay xung quanh Trái đất, thiên thạch 2023 FW13 có quỹ đạo kéo dài đến mức nó tương đương nửa quãng đường tới Sao Hỏa và ngược lại là nửa quãng đường tới Sao Kim.

Thông thường, các bán Mặt trăng chỉ quay xung quanh Trái đất trong vài thập kỷ rồi rời đi. Nhưng thiên thạch 2023 FW13 lại khác, vì quỹ đạo của nó hiện đang đang rất ổn định.

Nguồn: [Link nguồn]

Mặt Trời xuất hiện vết đen có kích thước gấp 4 lần Trái Đất

Vết đen Mặt Trời lớn đến mức có thể nhìn thấy từ Trái Đất mà không cần phóng đại nhưng vẫn phải có kính bảo vệ mắt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo MINH AN - Daily Mail ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN